Card visit giấy phủ kim
Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp dòng card visit cao cấp, vip card. Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu tới quý khách hàng dòng card visit giấy phủ kim cao cấp với nhiều ưu điểm vượt trội so với những dòng card visit khác. Hiện nay người sử dụng card visit ngày 1 ít đi tuy nhiên lại yêu cầu chiếc card visit cao cấp hơn, không chỉ thể hiện nội dung thông tin cần truyền tải mà qua chiếc card visit thể hiện được đẳng cấp của người chủ. Vì vậy 1 chiếc card sang trọng đẳng cấp là điều hết sức cần thiết
Hãy cùng chúng tôi so sánh các dòng card visit có mặt trên thị trường hiện nay
Chủng loại | Ưu điểm | Nhược điểm |
Card visit giấy | Giá thành rẻ, có thể in được nhiều màu sắc | Màu sắc hiển thị trung bình chủ yếu chỉ hiện thị nội dung, giấy mỏng |
Card visit nhựa | Có độ cứng, chịu được nước, độ bền, dày dặn | Màu sắc hiển thị trung bình, giá thành 500k-700k/ 100 cái tùy loại |
Card visit kim loại | Có độ cứng cao , chịu được nước, độ bền, dày dặn
Thể hiện được màu nền kim loại cao cấp |
Giá thành rất cao 5.000.000 – 7.000.000 đ/100 cái. Màu sắc hạn chế |
Card visit phủ kim | Thể hiện được màu nền kim loại cao cấp, vàng, bạc
Giá thành ở mức phù hợp cho yêu cầu sang trọng |
Phần nội dung chỉ in được các màu đơn sắc |
Trong các chủng loại card visit trên thì với yêu cầu của khách hàng dòng card visit cao cấp sang trọng mà giá thì vừa phải thì chủng loại card visit phủ kim là lựa chọn hàng đầu cho quý khách hàng. Màu sắc 2 màu cơ bản là vàng và bạc, với độ dày vượt trội lên đến 400gms cảm giác cầm chiếc card được dày dặn.
Với chất liệu này bạn có thể dùng làm name card, card visit, thẻ vip cho nhà hàng quán bar hay thậm chí thẻ hội viên câu lạc bộ…. Khi khách hàng cầm chiếc card lên sẽ cảm thấy sự sang trọng mang lại
Qua bài viết này với những khách hàng yêu cầu khắt khe 1 chiếc card sang trọng đẹp mắt và giá thành lại ko quá cao thì chiếc card này sẽ là 1 sự lựa chọn hợp lý, đó là dòng card visit giấy phủ kim sang trọng. Hãy đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi qua zalo hoặc số điện thoại để được tư vấn chi tiết nhé
- Published in card visit kim loại, cardvist, thiết kế
Card Visit inox sơn đen mờ
Đây là dòng Card visit hay name card làm từ chất liệu inox được sơn đen tĩnh điện và được xử lý với bề mặt nhẵn mờ. Với đặc tính cứng hơn so với thép thường không chịu từ tính, hơn nữa chất liệu này còn được bảo vệ bởi 1 lớp sơn đen tĩnh điện mờ, giúp chiếc card trở nên huyền bí hơn. Màu đen xưa nay thể hiện sự huyền bí, sang trong, đây là màu sắc đây của người có cá tính mạnh mẽ và khác biệt..
Chiếc card inox sơn đen cũng có độ dày từ 0.3-0.5mm giúp chiếc card trở nên cứng cáp hơn so với các loại card thông thường có trên thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có độ dày 0.1mm-0.15mm.
Bạn cũng có thể có thêm nhiều ý tưởng thiết kế trên chiếc card của bạn với các hoa văn hay họa tiết như khắc đứt hoặc khắc nông tùy ý hay in văn bản hay logo lên chiếc card của bạn giúp chiếc name card của bạn vô cùng độ đáo và sang trọng.
Chúng tôi phải sử dụng đến chất liệu mực đặc biệt giúp việc bám dính trên bề mặt kim loại trở nên thực sự hoàn hảo. Vì trên thị trường hiện nay việc in được trên bề mặt sơn đen tính điện kim loại là 1 việc hết sức khó khăn nhất là để sao cho mực bám chặt được trên bề mặt, đây là 1 công nghệ đặc biệt mà chỉ có In Đông Dương mới có thể làm được.
Dưới đây là những hình ảnh sản phẩm thực tế card visit của indongduong.vn
Đây thực sự là chiếc Card Visit dành cho những khách hàng VIP
- Published in card visit kim loại, cardvist
Card Visit Inox – Vip Card (name card visit cao cấp)
Có lẽ chúng ta đều rất quen thuộc với chiếc name card hay card visit bằng giấy mà phổ biến vẫn dùng từ xưa đến nay. Và sau này các dòng card nhựa cũng được bổ sung vào sự lựa chọn cho người sử dụng. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ kim loại cũng là 1 vật liệu sang trọng hơn rất nhiều và được sử dụng làm name card hay card visit chưa? ( đây thực sự là 1 chiếc vip card)
Card Visit chất liệu thép không gỉ mạ đen mờ
Vì sao sử dụng name card hay card visit bằng kim loại là vật liệu thời thượng, cao cấp cấp vip card thể hiện đẳng cấp người sử dụng?
Chiếc card visit xưa nay ra đời với vai trò chủ yếu truyền tải thông tin chủ nhân cho khách hàng… do vậy chiếc name card giấy rất phổ biến từ những năm 80 thế kỷ trước và vẫn còn 1 lượng lớn khách hàng cho đến nay. Tuy nhiên với sự phổ biến của chiếc điện thoại kế nối mạng cùng tin nhắn email, facebook, zalo thì vai trò chiếc name card cũng giảm đi đáng kể khiển lượng người sử dụng cũng từ đó giảm dần. Chính vì vậy chiếc name card ngày nay đòi hỏi tính thẩm mỹ cao hơn bao giờ hết, ngoài việc truyền tải thông tin thì yêu cầu độ sang trọng, chau chuốt, giúp nâng cao vị thế của người sủ dụng do đó ngày nay càng nhiều chất liệu mới được sử dụng làm name card như nhựa, giấy mỹ thuật…
Tuy nhiên đối với tôi chiếc name card được làm bằng kim loại là vật liệu cao cấp và thẩm mỹ nhất đối với người sử dụng. Bởi về vật liệu kim loại có giá thành cao, sản xuất khó hơn rất nhiều so với giấy và nhựa, việc in ấn cũng là 1 quy trình cực kỳ phức tạp để mực có thể bám dính trên bề mặt,
Tuy nhiên chỉ có kim loại lại là vật liệu cho phép tạo các hiệu ứng trên bề mặt như các hình chìm trên bề mặt, hay khoan thủng tạo hình thù do tính chất cứng của kim loại.
Name card hay card visit kim loại cap cấp những ai hay sử dụng:
Bạn là chủ doanh nghiệp hay cá nhận hay phải gặp gỡ những đối tác quan trọng.
Bạn là sale bán hàng thường xuyên phải gặp những khách vip
Bạn là người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế cần mọi người biết đến sự thẩm mỹ, chau chuốt, sang trọng
Hay có thể đấy là 1 chiếc card hội viên sang trọng VIP Card của nhà hàng, quán bar, club… để thay thế cho thẻ nhựa đơn thuần kia
Nói chung chiếc name card hay card visit sử dụng ngày nay ngoài tính chất truyền tải thông tin thì yêu cầu về độ thẩm mỹ cao hơn bao giờ hết. Bạn chẳng cần sử dụng 5 hay 10 hộp card mỗi lần như trước để cho tất cả những ai gặp mặt và giao mỗi người 1 cái vì có đưa có thể họ cũng vứt thùng rác, vì hiện nay khi bạn rút chiếc card đẳng cấp ra để đưa cho những người thực sự quan trọng “Ít nhưng tinh”
Vì sao bạn nên chọn gia công card kim loại cao cấp tại In Đông Dương:
- Chúng tôi có 3 dòng card kim loại cao cấp để khách hàng thoải mái lựa chọn: Inox, thép mạ vàng, Sơn đen
- Chiếc card dày dặn 0.3~0.5mm và được gia công tỉ mỉ ( các loại card kim loại trên thị trường hiện nay mỏng và tính thẩm mỹ rất kém)
- Mực in trên card bền và in được nhiều màu đơn sắc không bị giới hạn màu sắc (trên thị trường chỉ in được 1 vài màu duy nhất)
- Bạn có thể tùy ý lựa chọn các hoa văn theo sở thích cá nhân trên chiếc card của bạn
Tất cả hình ảnh trên đều là những chiếc vip card thật mà chúng tôi đã từng sản xuất cho khách hàng
Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi để có được 1 chiếc card visit hay vip card cao cấp bằng kim loại thật ưng ý nhé
(đối tác sản xuất của chúng tôi Kim Phú)
Liên hệ: 0943.12.16.18
- Published in card visit kim loại, cardvist
Card Visit inox mạ màu vàng
Đây là dòng Card visit hay name card được làm từ chất liệu inox được mạ vàng tây loại màu sắc 14k. Với đặc tính cứng hơn so với thép thường không chịu từ tính, hơn nữa chất liệu này không bị oxy hóa do vậy không bị gỉ sét. Với màu vàng Tây sang trọng, đây là màu sắc đến nay vẫn rất nhiều người ưa chuộm, toát lên sự đẳng cấp, quyền quý.
Chiếc card inox mạ vàng cũng có độ dày từ 0.3-0.5mm giúp chiếc card trở nên cứng cáp hơn so với các loại card thông thường có trên thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có độ dày 0.1mm-0.15mm.
Bạn cũng có thể có thêm nhiều ý tưởng thiết kế trên chiếc card của bạn với các hoa văn hay họa tiết như khắc đứt hoặc khắc nông tùy ý hay in văn bản hay logo lên chiếc card của bạn giúp chiếc name card của bạn vô cùng độ đáo và sang trọng.
Chúng tôi phải sử dụng đến chất liệu mực đặc biệt giúp việc bám dính trên bề mặt kim loại trở nên thực sự hoàn hảo. Vì trên thị trường hiện nay việc in được trên bề mặt kim loại là 1 việc hết sức khó khăn nhất là để sao cho mực bám chặt được trên bề mặt, đây là 1 công nghệ đặc biệt mà In Đông Dương làm được.
Dưới đây là những hình ảnh sản phẩm thực tế card visit của indongduong.vn
Đây thực sự là chiếc Card Visit dành cho những khách hàng VIP
- Published in card visit kim loại, cardvist
Card Visit chất liệu Inox
Đây là dòng Card visit hay name card được làm từ chất liệu thép không gỉ hay còn gọi là Inox. Với đặc tính cứng hơn so với thép thường không chịu từ tính, hơn nữa chất liệu này không bị oxy hóa do vậy không bị gỉ sét. Với màu ánh bạc tạo nên bề mặt vô cùng sang trọng để sử dụng làm chiếc name card.
Chiếc card có độ dày từ 0.3-0.5mm giúp chiếc card trở nên cứng cáp hơn so với các loại card thông thường có trên thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có độ dày 0.1mm-0.15mm.
Hơn nữa bạn có thể có thêm nhiều ý tưởng thiết kế trên chiếc card của bạn với các hoa văn hay họa tiết như khắc đứt hoặc khắc nông tùy ý giúp chiếc name card của bạn vô cùng độ đáo và sang trọng.
Chúng tôi phải sử dụng đến chất liệu mực đặc biệt giúp việc bám dính trên bề mặt kim loại trở nên thực sự hoàn hảo. Vì trên thị trường hiện nay việc in được trên bề mặt kim loại là 1 việc hết sức khó khăn nhất là để sao cho mực bám chặt được trên bề mặt, đây là 1 công nghệ đặc biệt mà In Đông Dương làm được.
Chất liệu name card inox của chúng tôi có 2 loại cho khách hàng lựa chọn
Loại 1: Inox bóng ( có độ sáng trắng cao bề mặt trơn)
Loại 2: Inox đánh mờ – là loại được xử lý bề mặt tạo thêm các vết xước rất nhỏ giúp tạo sự khác biệt về màu sắc kim loại sáng trắng thông thường. Bề mặt đánh mờ có màu sậm tối hơn có những rãnh xước rất nhỏ theo chiều ngang card
Đây thực sự là chiếc Card Visit dành cho những khách hàng VIP
- Published in card visit kim loại, cardvist
Hệ màu CMYK là gì
Hệ màu CMYK – Đặc điểm và ứng dụng của Hệ màu CMYK
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hệ màu CMYK là gì? Hệ màu CMYK khác với hệ màu RGB ra sao. Chúng có ứng dụng như thế nào trong thiết kế và in ấn. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Hệ 4 màu CMYK và những vấn đề xoay quanh nó nhé.
Sơ liệu về hệ màu CMYK
Nếu bạn đã là dân thiết kế thì hẳn những khái niệm này là những khái niệm rất cơ bản mà các bạn đã được học trong trường lớp. Bài viết này chủ yếu dành cho những người chưa biết về đồ họa. Khái niệm Hệ màu CMYK hay mô hình màu CMYK; chỉ xuất hiện khi ngành công nghiệp in ra đời. Chính vì vậy hệ 4 màu này có những đặc trưng cơ bản khác biệt. Đồng thời chúng cũng là 1 trong những hệ màu được biết đến rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Khác với màu hệ màu RGB đây là hệ màu hầu hết chúng ta đã được học trong trường phổ thông đó chính là ánh sáng được phát ra 1 vật thể.
Red = R = đỏ
Green = G = Xanh lá
Blue = B = Xanh dương
Tổng hợp của 3 màu RGB sẽ là màu trắng
Đặc điểm của hệ màu CMYK
Khác với hệ màu ánh sáng RGB. Trên lý thuyết có 3 màu cơ bản được sử dụng trong in ấn là CMY. Ba màu này bao gồm:
Màu Cyan: Là C có nghĩa là màu xanh lơ
Màu Magenta: Là M có nghĩa là màu hồng cánh sen.
Màu Yellow: Là Y có nghĩa là màu vàng.
Các sản phẩm in ấn thường được in trên chất liệu có màu trắng. Chính vì vậy không cần phải phối màu để tạo ra màu trắng. Trong khi đó màu CMY lại tạo ra được màu đen khi phối trộn ở tỉ lệ 1:1:1. Trong in ấn màu đen là 1 trong những màu hết sức quan trọng.
Hiện nay có 1 số vật liệu nền không phải màu trắng như decal trong hay giấy mỹ thuật màu đen để sử dụng in ấn trên vật liệu này thì phải sử dụng mực trắng W (white) tuy nhiên màu này ít sử dụng và chỉ được sử dụng in màu pha nên không có trong khái niệm màu CMYK
Chính vì màu đen vô cùng quan trọng, nên vấn đề nảy sinh ở đây là. Nếu như bạn cần in 1 sản phẩm bất kì việc phối 3 màu CMY để in ấn sẽ vô cùng tốn kém. Không chỉ có vậy các lỗi phát sinh trong quá trình phối màu cũng sảy ra thường xuyên.
Để giải quyết vấn đề về loại màu đặc biệt này, người ta đã đưa vào thêm hộp màu đen. Để phân biệt với màu B (Blue) của hệ RGB họ học đặt tên cho màu thứ tư này là K (Keyline). Và để cho máy in hiểu khi nào cần dùng loại mực nào. Thì chúng ta có Hệ màu CMYK trong thiết kế. Như vậy khi cần in màu đen máy in chỉ cần sử dụng mực của hộp màu Keyline. Việc đó giúp tiết kiệm mực cho 3 màu còn lại.
Ứng dụng của Hệ màu CMYK
Tất cả các loại sơn hay mực… liên quan đến màu sắc vật liệu đều sử dụng nguyên tắc cơ bản của hệ màu CMYK
Mực in của màu CMYK sẽ không được tươi như thể hiện trên máy tính. Màu sắc mực CMYK khi in ra tỉ lệ 100% sẽ đậm và nhìn trầm
Tăng độ tương phản.
Hệ màu CMYK sử dụng chủ yếu trong in ấn, và thiết kế in. Việc bổ sung thêm màu Keyline vào trong hệ màu có tác dụng để xử lý những vùng có độ tương phản cao. Điều này là vô cùng quan trọng đối với 1 sản phẩm in.
Trong ngành in chúng ta còn biết đến khái niệm TRAM. Đây là khái niệm tương đối mới với nhiều người. TRAM là 1 kĩ thuận in chấm điểm. Có nghĩa là 1 bức ảnh sẽ có vùng sáng vùng tối, đậm nhạt khác nhau. Thay vì việc phủ 1 lớp màu có độ dày mỏng khác nhau. Người ta sử dụng kĩ thuật in TRAM. Những vùng có điểm tram nhỏ sẽ có độ sáng hơn. Nhưng vùng tram tối sẽ có màu sắc tối hơn.
Tiết kiệm mực in
Như đã phân tích ở trên. Vệc bổ sung thêm màu Keyline trong Hệ màu CMYK giúp tiết kiệm mực in. Thay vì phải sử dụng đến 3 màu là CMY thì chỉ cần dùng 1 màu thay thế. Quá trình in ấn cũng diễn ra nhanh hơn, độ chính xác cao hơn.
Tăng độ chân thực.
Bạn có biết rằng. Hệ màu trong hiển thị là RGB. Việc thiết kế bằng hệ RGB trên máy tính, và việc in bằng CMY có sự chênh lệch rất lớn về màu sắc. Hệ màu CMYK ra đời được thống nhất trên cả phương diện thiết kế và in ấn. Việc đó giúp giải quyết bài toán về hiển thị và in. Người thiết kế cũng dễ dàng phân tích phối trộn tỉ lệ màu trực tiếp trên may tính. từ đó cho ra kết quả tốt nhất.
Giảm thiểu sai sót.
Những máy in thế hệ mới cho ra những sản phẩm có màu sắc đẹp, ấn tượng. Tuy nhiên với thế hệ máy cũ. Việc phối màu CMY để tạo ra màu đen thường xuyên sảy ra lỗi. Màu sắc thiết kế và in ấn chênh lệch nhiều. Với sự xuất hiệu của Hệ màu CMYK chúng giúp giải quyết những vấn đề nan giải đó.
Kết Luận về màu CMYK là gì?
Như vậy In Đông Dương vừa cùng các bạn tìm hiểu về Hệ màu CMYK là gì? Những nguyên nhân dẫn đến việc mô hình màu CMYK trở thành mô hình màu được ứng dụng rộng dãi nhất. Thông qua đó chúng ta cũng đã tìm hiểu về những ứng dụng của Hệ màu CMYK trong thực tiễn.
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về hệ màu CMYK. Nếu các bạn cảm thấy bài viết có ích hãy comment phía dưới nhé.
- Published in cardvist
Giấy nhựa SYNTHETIC
Giấy nhựa là gì? Giấy nhựa khác gì so với giấy thông thường? Và giấy nhựa khác gì so với các loại thẻ nhựa PVC?
Với công nghệ khoa học ngày nay càng ngày chúng ta lại càng có nhiều vật liệu mới được đưa vào sử dụng, các vật liệu mới với nhiều tính chất vật lý, hóa học, lý tính có khả năng vượt trội so với các vật liệu cũ, hôm nay chúng ta sẽ nói đến 1 vật liệu mới đó là giấy nhựa Synthetic. Giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về giấy nhựa In Đông Dương sẽ phân tích đặc tính và ứng dụng để khách hàng có thể tiếp cận vật liệu này 1 cách đúng đắn nhất nhé.
Giấy thông thường | Giấy nhựa PVC | Giấy nhựa Synthetic | |
Thành phần | Từ hữu cơ. Thành phần là bột gỗ | Từ dầu mỏ, | Từ dầu mỏ. |
Đặc tính vật lý |
Chịu tác động vật lý kém xé bị rách. Bị thấm nước hỏng Nhìn bằng mắt thường có thê nhận ra vật liệu giấy |
Có độ dai xé khó rách, không bị thấm nước Nhìn bằng mắt thường nhận ra vật liệu nhựa PVC |
Có độ dai xé khó rách, không bị thấm nước Nhìn bằng mắt thường giống hệt vật liệu giấy |
Bám mực in | Mực bám tốt trên các loại bề mặt giấy | Khó bám mực, phải là 1 số loại mực đặc biệt mới có thể bám được | Dễ bám mực. Có 2 loại giấy dành cho việc in ấn, giấy cho in offset và giấy cho in kỹ thuật số. |
Giá thành | Giá thành thấp | Giá thành cao hơn so với giấy thông thường | Giá thành cao |
Ứng dụng | Rộng rãi trên thị trường | Vật liệu sử dụng cho mục đích khác, không phải để thay thế vật liệu giấy | Sử dụng với mục đích thay thế vật liệu giấy với nhiều tính năng vượt trội |
Độ bền | 10-20 năm | >30 năm | >30 năm |
Màu sắc nhận biết | nhiều màu sắc | nhiều màu khác nhau | trắng ngà |
Nhìn vào bảng trên dựa trên các so sánh với các chất liệu giấy thông thường và giấy PVC thì ta nhận ra nhiều ưu điểm vượt trội của giấy nhựa Sythetic. Giấy nhựa Sythetic trông như giấy thông thường lại có bền cao hơn nhiều so với giấy thông thường xé khó rách và chịu được nước, kháng 1 số hóa chất nhất định và các môi trường khắc nhiệt khác mà vẫn đảm bảo được thẩm mỹ trong in ấn ứng dụng sản phẩm. Thực tế giấy nhựa Synthetic không sử dụng bột gỗ trong quá trình chế biến, sản phẩm được sản xuất 100% từ nguyên liệu là dầu mỏ.
Ta có thể thấy đây là loại vật liệu dùng để thay thế giấy thông thường do thừa hưởng những ưu điểm của giấy và PVC tuy nhiên lại khắc phục được các khiếm khuyết của 2 vật liệu đó. Ngay khi bạn chạm vào loại vật liệu này bạn sẽ cảm thấy thực sự khác biệt cảm giác độ mịn rất cao thực sự là vật liệu đẳng cấp. Mặc dù giá thành còn cao tuy nhiên đây sẽ là vật liệu tuyệt vời có thể thay thế giấy trong tương lai vì những đặc tính của nó mang lại.
Hiện nay ứng dụng chủ yếu giấy nhựa dành cho các sản phẩm cao cấp đòi hỏi tính mỹ thuật hay yêu cầu độ bền cao hơn như card visit, quyển menu, Tờ bìa catalogue, Lịch tết, bảng tên đeo tay bệnh nhân, hay các nhãn hiệu để ngoài trời. Giấy có đủ các định lượng khác nhau từ mỏng nhất 72 g/m2 đến loại dày nhất là 378 g/m2
Các loai giấy nhựa có trên thị trường hiện nay:
Giấy translucent plastic paper matte: đây là giấy nhựa trong mờ đem đến vẻ đẹp hiện đại, đặc sắc. Ứng dụng đa phần của nhựa trong mờ hướng đến các sản phẩm mang tính nghệ thuật cao
Giấy Gold metallic plastic paper: đây là giấy nhựa ánh nhũ vàng nhạt gây ấn tượng bởi sự trẻ trung , phá cách nhưng cũng không mất đi sự sang trọng tinh tế.
Giấy translucent plastic paper glossy : đây là giấy nhựa trong suốt chính là sản phẩm cho những tín đồ đang tìm kiếm sự khác biệt và không kém phần tinh tế. Name card nhựa trong suốt là lựa chọn của rất nhiều khách hàng hiện nay
Giấy silver metallic plastic paper đây là Giấy nhựa ánh nhũ bạc đem đến sự nổi bật và sang trọng cho sản phẩm của bạn. Định lượng giấy ánh nhũ bạc là 170gsm được ứng dụng nhiều cho in ấn photo book, phiếu thông tin hàng hóa cho các sản phẩm cao cấp.
Giấy yellow metallic plastic paper: đây là giấy nhựa ánh nhũ vàng đậm mang lại sự khác biệt nổi bật và duy nhất.
Qua bài viết trên hy vọng các bạn để hiểu được rõ hơn về giấy nhựa và các đặc điểm của loại vật liệu giấy nhựa synthetic này.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
- Published in cardvist
Khi nào cần in offset, in phun và in nhanh (in test, in laser)
Đối với 1 khách hàng bất kỳ khi đi đặt in thường không chú ý đến đến công nghệ in như thế nào ra sao, với bản in của mình cần in offset, in phun hay in laser, thường khách hàng chỉ cần biết sản phẩm cuối cùng chất lượng và giá thành.
Tuy nhiên bạn là khách hàng đi đặt in bạn có thể đến của hàng in phun để đặt 200 bản in A3 chẳng hạn hay đến nhà máy in offset để in 500 tờ rơi các đơn vị đó vẫn có in cho bạn tuy nhiên thời gian để hoàn thành bản in của bạn có thể mất đến 5 ngày hoặc giá thành bản in của bạn sẽ rất cao. Vậy tại sao bạn không đến đúng cơ sở phù hợp với yêu cầu của bạn để thời gian in đc rút ngắn mà giá thành lại thấp hơn. Vâng để hiểu được điều này In Đông Dương sẽ cùng phân tích với các bạn về kỹ thuật in, vì bất kỳ kỹ thuật in nào đều có những ưu nhược cả, và khi bạn biết được bạn sẽ có sự lựa chọn trở nên đúng đắn nhé.
1. In Offset: in offset là công nghệ in có từ lâu đời (cách tính báo giá in offset)
Ưu điểm: Giá thành rẻ nhất, tốc độ in lớn >80 bản/ phút, dành cho các bản in có số lượng lớn >1000 bản.
Nhược điểm: Cần nhiều thời gian chuẩn bị cho việc in ấn, màu sắc không được chính xác khi thợ in và người thiết kế chưa nhiều kinh nghiệm. Kích thước bản in giới hạn ở khổ giấy 79×109 cm. Số lượng bản in yêu cầu phải lớn thông thường > 1.000 bản
Ứng dụng: In offset dùng rất nhiều trong đời sống hàng ngày như in hộp giấy, in túi giấy, in tờ rơi, in hóa đơn, in catalogue,
2. In Laser: sử dụng công nghệ đầu phun chiều bằng tia laser, mực là các hạt mực khô
Ưu điểm: Không mất nhiều thời gian chuẩn bị cho việc in ấn, có thể in ngay và lấy được luôn, tốc độ bản in tương đối cao > 60 bản/ phút, người thiết kế có thể căn màu trên các máy in dễ hơn với offset, màu sắc ra tương đối chính xác, màu in có độ bóng. Bản in Laser có thể dùng làm bản in mẫu cho các thợ in offset để căn màu bám theo tuy nhiên chỉ đạt 90% độ chính xác. Mực in laser bắt mực trên bề mặt các loại giấy có thành phần nhựa tốt hơn in offset và in phun
Nhược điểm: Các máy in laser ở Việt Nam chỉ in được khổ to nhất là 32×43 cm. Hoặc các khổ dài kích thước rộng 26 cm. Giá thành bản in cao là 1 trở ngại đối với mỗi bản in laser. Màu in trên nền bệt (nền 1 màu rộng khắp tờ giấy) chưa thực sự hoàn hỏa sẽ để lại những vết gợn nhất định, máy in càng cao cấp vết gợn càng ít.
Ứng dụng: Thường hay sử dụng in tờ rơi, in card visit, in tem vỡ, tem bảo hành… với số lượng ít <500 bản in mỗi lần
3. In Phun: cũng sử dụng đầu phun cơ học di chuyển khắp tờ giấy để in, mực in là mực nước
Ưu điểm: có thể in trên những khổ giấy có kích thước lớn >A0 (84x119cm) hoặc những cuộn giấy có kích thước chiều rộng đến 3m. Do mực nước nên các chi tiết in trên bề mặt giấy sẽ mịn hơn in laser. Chi phí in ấn cũng thấp hơn so với in laser
Nhược điểm: Tốc độ in rất chậm do đầu phun phải di chuyển khắp bề mặt giấy để phun mực với bản in A4 để chế độ in nét cao phải mất >1,5 phút để hoàn thiện 1 bản in. Không in được trên các loại giấy có thành phần nhựa.
Ứng dụng: thường dùng để in các sản phẩm có kích thước lớn nên in poster, in decal, in áp phích...
Trong bài viết trên có 1 điểm mà tôi muốn nhắc đó là ngoài công nghệ in thì mực in sử dụng mà tôi nói là loại mực phổ thông sử dụng cho mỗi loại máy. Với mỗi loại máy có thể thay mực đèn sấy để nâng cao tính bám mực khác nhau.
Qua bài viết trên hy vọng với mỗi bạn đi đặt in sẽ hiểu được với nhu cầu sản phẩm của mình mà lựa chọn được phương án in tối ưu nhất, bạn cần in offset hay in laser hay in phun. Và đừng quên khi cần in ấn hãy đến với chúng tôi In Đông Dương để được tư vấn nhiệt tình nhất
Hotline: 0943.12.16.18
- Published in bài viết, Biển quảng cáo, cardvist, decal, in ấn, in túi, kinh nghiệm
Kỹ thuật ép kim
Nếu bạn từng làm trong lĩnh vực in ấn hẳn đã nghe nhiều về ép kim, còn những người chưa hoạt động trong lĩnh vực in ấn thì có thể từng nghe về ép kim rồi hoặc đã nhìn thấy các sản phẩm ép kim rồi nhưng chưa biết ép kim làm gì. Thì qua đây In Đông Dương cùng các bạn tìm hiểu về kỹ thuật ép kim nhé.
Định nghĩa về ép kim: Ép kim là kỹ thuật dùng các khuôn bằng kẽm hoặc đồng được gia công nổi dương hoặc âm sử dụng áp lực, nhiệt độ ép foil kim loại cực mỏng lên bề mặt sản phẩm. Sản phẩm có thể là giấy da hoặc nhựa…
Màu sắc: Foil ép kim có khá nhiều màu sắc, từ bạc, vàng tay, vàng ta, xanh dương, xanh lá đỏ …. Ép kim là kỹ thuật được sử dụng từ lâu đời nhằm làm nổi bật các chữ hoặc logo , hoặc các họa tiết do có màu ánh kim trên bề mặt các sản phẩm in offset, qua đó làm tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Về bản chất kỹ thuật ép kim gần giống với in metalize tuy nhiên in metalize cao cấp và tính thẩm mỹ cao hơn ép kim. Giá thành ép kim cũng thấp hơn so với in metalize.
Ép kim kết hợp thêm 1 vài kỹ thuật sau đây để làm tăng tính thẩm mỹ sản phẩm:
+ Thúc nổi thúc chìm: Đây là kỹ thuật làm nôi hoặc chìm vị trí ép kim so với bề mặt sản phẩm tạo gờ qua đó nhấn mạnh vị trí cần ép kim
+ Ép kim bóng hoặc mờ sản phẩm đây là 2 hiệu ứng vị trí ép kim, ép bóng tạo độ phản sáng cao hơn, còn ép mờ bề mặt mịn màng tinh tế.
Hầu hết các sản phẩm in đều có thể sử dụng thêm kỹ thuật ép kim để tăng tính thẩm mỹ, như túi giấy, hộp giấy, lì xì, lịch tết, thiệp mời, phong bì, bằng khen…
Đây là 1 kỹ thuật khác đơn giản và nhanh đã được sử dụng rộng rãi từ lâu, yêu cầu tính thủ công kể cả khi có máy áp lực, do vậy đòi hỏi người thợ phải nhiều kinh nghiệm để sản phẩm ép kim được bám tốt trên sản phẩm không bị gãy, bong tróc.
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã nắm được về kỹ thuật ép kim!
- Published in cardvist
In màng Metalize là gì?
Giới thiệu
Công nghệ in ấn ngày nay ngày càng phát triển, ngoài việc thể hiện nội dung truyền tải đến người tiêu dung thì công nghệ in ấn còn phải tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm qua đó cũng là cách nâng cao thương hiệu sản phẩm, 1 trong những công nghệ được sử dụng khá phổ biến hiện nay được xuất hiện từ những năm 80 trên thế giới đó là công nghệ in metalize. Vậy in metalize là gì, ứng dụng, tính chất, thẩm mỹ của công nghệ in này ra sao, qua bài viết này các bạn hãy cùng In Đông Dương cùng tìm hiểu về công nghệ in metalize này nhé.
In Metalize là gì?
Từ Metalize hay còn được gọi là Metallized (kim loại hóa), in Metalize là 1 công nghệ in 1 lớp màng kim loại cực mọc ~ 4 micron, lớp kim loại này thông thường là nhôm hoặc niken và crôm và được sản xuất với màu sắc đa dạng kể cả độ dày, lớp metalize càng dày thì tính chống thấm bảo vệ bề mặt càng cao tuy nhiên giá thành cũng sẽ cao hơn.
So với kỹ thuật ép kim thúc nổi đều là ép lớp màng kim loại cực mỏng lên bề mặt. Thì công nghệ in metalize có nhiều ưu điểm hơn như độ thẩm mỹ cao hơn do tạo được nhiều hiệu ứng kim loại hơn trên bề mặt, màng metalize không bị hiện tượng bong tróc trên bề mặt như ép kim tuy nhiên giá thành cũng cao hơn.
Thiết kế in ấn màng Metalize
Việc thiết kế để in ấn trên màng metalize cũng đòi hỏi khác so với in 4 màu offset. Với công nghệ in offset làm 4 màu chồng lên nhau. Màng Metalize đòi hỏi người thiết kế phải có kinh nghiệm riêng đối với vật liệu này.
Kỹ thuật in màng Metalize
Ngoài việc cán lớp màng được sản xuất sẵn các màu như vàng 24k, bạc, xanh lá, đỏ… nhà sản xuất còn cán thêm lớp pe để bảo vệ bề mặt. Các kỹ thuật được khác được thêm vào sau công đoạn cán màng metalize để tăng tính thẩm mỹ, hiệu ứng như: trạm cát, chiết quang, 3d light, bế nổi, rắc kim tuyến… Các kỹ thuật này mới thực sự làm nổi bật tính thẩm mỹ của màng metalize
Màng metalize dùng để thay thế Alumium foil, foil kim loại, trong vài lĩnh vực. Dùng để cải thiện tính chất chống thấm của các sản phẩm, đạt sự cân bằng thích hợp các tính chất chốn thấm đặc trưng, hình dáng và phù hợ với các thiết bị gia công. Tùy thuộc vào chiều dày của lớp mạ trên màng mà nó cải thiện thêm các tính chất tự nhiên cảu màng nền. Ví dụ màng MOPP có tính chât chống ẩm cao hơn OPP 20 lần.
Các loại màng Metalize thông dụng.
– MOPP: OPP Metalized- màng OPP (nên) mạ lon kim loại hơi sáng (Si)
– MPET: Polyester Metalized- màng PET (nền) mạ lon kim loại trắng sáng bóng (Si)
– MBON: Nylon Metalized- màng PA (nền) mạ lon kim loại trắng hơi sáng (Si)
– MCPP: CPP Metalized- màng CPP (nền) mạ lon kim loại trắng mờ (Alumium)
Chú ý: Cần phân biệt màng mạ và màng in lên màng bằng mực Metalized (loại mực kim loại)
Trên thị trường hiện nay có xuất hiện các loại màng MPET in mực Metalized lên bề mặt, loại này có khuyết điểm như sau:
– Bong tróc Metalized tùy thuộc vào độ bám dính của lớp mực đó.
– Khi bế hộp thì bị bể các cạnh hay các góc
– Khi chiếu tia tử ngoại vào thì lớp Metalize sẽ bị đổi màu chuyển sang màu xám xì.
– Dùng dao cạo trên bề mặt thì sẽ tróc ra các mảnh vụn Metalize.
– MPET chỉ có 1 màu trắng bạc mà thôi, nếu muốn có nền màu gì thì tự in nền màu đó.
– In trên mặt Meltalize thì mực không bám được hoặc có bám thì cũng bị lột ra từng mảng.
Ứng dụng màng Metalize:
Màng Metalize được sử dụng ngày 1 rộng rãi trên thị trường và thường được dung cho các sản phẩm cao cấp, các sản phẩm được sử dụng như:
Vỏ hộp: vỏ kem đánh răng, vỏ chai rượu, vỏ hộp rượu, vỏ hộp thuốc…
Thiệp chúc mừng, lì xì.
Lốc lịch treo tường, lịch bàn.
Túi giấy
Bìa sách, tạp chí, Catalogue…
Có thể nói in metalize là 1 xu thế tất yếu của thị trường khi người dùng ngày càng đòi hỏi tính thẩm mỹ cao chất lượng.
Bạn có thể tìm đơn vị in màng metalize ở Hà Nội chỗ nào: Chúng tôi In Đông Dương là đơn vị chuyên in ấn, sản xuất và gia công các loại màng metalize, với bề dày kinh nghiệm các sản phẩm in ấn của chúng tôi đạt chất lượng, thẩm mỹ và giá thành cạnh tranh. Bạn hãy gọi cho chúng tôi khi có thắc mắc và nhu cầu về in ấn.
Qua bài viết này hy vọng các bạn đã hiểu hơn về công nghệ in màng metalize là như thế nào.
- Published in cardvist