Card Visit inox sơn đen mờ
Đây là dòng Card visit hay name card làm từ chất liệu inox được sơn đen tĩnh điện và được xử lý với bề mặt nhẵn mờ. Với đặc tính cứng hơn so với thép thường không chịu từ tính, hơn nữa chất liệu này còn được bảo vệ bởi 1 lớp sơn đen tĩnh điện mờ, giúp chiếc card trở nên huyền bí hơn. Màu đen xưa nay thể hiện sự huyền bí, sang trong, đây là màu sắc đây của người có cá tính mạnh mẽ và khác biệt..
Chiếc card inox sơn đen cũng có độ dày từ 0.3-0.5mm giúp chiếc card trở nên cứng cáp hơn so với các loại card thông thường có trên thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có độ dày 0.1mm-0.15mm.
Bạn cũng có thể có thêm nhiều ý tưởng thiết kế trên chiếc card của bạn với các hoa văn hay họa tiết như khắc đứt hoặc khắc nông tùy ý hay in văn bản hay logo lên chiếc card của bạn giúp chiếc name card của bạn vô cùng độ đáo và sang trọng.
Chúng tôi phải sử dụng đến chất liệu mực đặc biệt giúp việc bám dính trên bề mặt kim loại trở nên thực sự hoàn hảo. Vì trên thị trường hiện nay việc in được trên bề mặt sơn đen tính điện kim loại là 1 việc hết sức khó khăn nhất là để sao cho mực bám chặt được trên bề mặt, đây là 1 công nghệ đặc biệt mà chỉ có In Đông Dương mới có thể làm được.
Dưới đây là những hình ảnh sản phẩm thực tế card visit của indongduong.vn
Đây thực sự là chiếc Card Visit dành cho những khách hàng VIP
- Published in card visit kim loại, cardvist
Card Visit Inox – Vip Card (name card visit cao cấp)
Có lẽ chúng ta đều rất quen thuộc với chiếc name card hay card visit bằng giấy mà phổ biến vẫn dùng từ xưa đến nay. Và sau này các dòng card nhựa cũng được bổ sung vào sự lựa chọn cho người sử dụng. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ kim loại cũng là 1 vật liệu sang trọng hơn rất nhiều và được sử dụng làm name card hay card visit chưa? ( đây thực sự là 1 chiếc vip card)
Card Visit chất liệu thép không gỉ mạ đen mờ
Vì sao sử dụng name card hay card visit bằng kim loại là vật liệu thời thượng, cao cấp cấp vip card thể hiện đẳng cấp người sử dụng?
Chiếc card visit xưa nay ra đời với vai trò chủ yếu truyền tải thông tin chủ nhân cho khách hàng… do vậy chiếc name card giấy rất phổ biến từ những năm 80 thế kỷ trước và vẫn còn 1 lượng lớn khách hàng cho đến nay. Tuy nhiên với sự phổ biến của chiếc điện thoại kế nối mạng cùng tin nhắn email, facebook, zalo thì vai trò chiếc name card cũng giảm đi đáng kể khiển lượng người sử dụng cũng từ đó giảm dần. Chính vì vậy chiếc name card ngày nay đòi hỏi tính thẩm mỹ cao hơn bao giờ hết, ngoài việc truyền tải thông tin thì yêu cầu độ sang trọng, chau chuốt, giúp nâng cao vị thế của người sủ dụng do đó ngày nay càng nhiều chất liệu mới được sử dụng làm name card như nhựa, giấy mỹ thuật…
Tuy nhiên đối với tôi chiếc name card được làm bằng kim loại là vật liệu cao cấp và thẩm mỹ nhất đối với người sử dụng. Bởi về vật liệu kim loại có giá thành cao, sản xuất khó hơn rất nhiều so với giấy và nhựa, việc in ấn cũng là 1 quy trình cực kỳ phức tạp để mực có thể bám dính trên bề mặt,
Tuy nhiên chỉ có kim loại lại là vật liệu cho phép tạo các hiệu ứng trên bề mặt như các hình chìm trên bề mặt, hay khoan thủng tạo hình thù do tính chất cứng của kim loại.
Name card hay card visit kim loại cap cấp những ai hay sử dụng:
Bạn là chủ doanh nghiệp hay cá nhận hay phải gặp gỡ những đối tác quan trọng.
Bạn là sale bán hàng thường xuyên phải gặp những khách vip
Bạn là người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế cần mọi người biết đến sự thẩm mỹ, chau chuốt, sang trọng
Hay có thể đấy là 1 chiếc card hội viên sang trọng VIP Card của nhà hàng, quán bar, club… để thay thế cho thẻ nhựa đơn thuần kia
Nói chung chiếc name card hay card visit sử dụng ngày nay ngoài tính chất truyền tải thông tin thì yêu cầu về độ thẩm mỹ cao hơn bao giờ hết. Bạn chẳng cần sử dụng 5 hay 10 hộp card mỗi lần như trước để cho tất cả những ai gặp mặt và giao mỗi người 1 cái vì có đưa có thể họ cũng vứt thùng rác, vì hiện nay khi bạn rút chiếc card đẳng cấp ra để đưa cho những người thực sự quan trọng “Ít nhưng tinh”
Vì sao bạn nên chọn gia công card kim loại cao cấp tại In Đông Dương:
- Chúng tôi có 3 dòng card kim loại cao cấp để khách hàng thoải mái lựa chọn: Inox, thép mạ vàng, Sơn đen
- Chiếc card dày dặn 0.3~0.5mm và được gia công tỉ mỉ ( các loại card kim loại trên thị trường hiện nay mỏng và tính thẩm mỹ rất kém)
- Mực in trên card bền và in được nhiều màu đơn sắc không bị giới hạn màu sắc (trên thị trường chỉ in được 1 vài màu duy nhất)
- Bạn có thể tùy ý lựa chọn các hoa văn theo sở thích cá nhân trên chiếc card của bạn
Tất cả hình ảnh trên đều là những chiếc vip card thật mà chúng tôi đã từng sản xuất cho khách hàng
Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi để có được 1 chiếc card visit hay vip card cao cấp bằng kim loại thật ưng ý nhé
(đối tác sản xuất của chúng tôi Kim Phú)
Liên hệ: 0943.12.16.18
- Published in card visit kim loại, cardvist
Card Visit inox mạ màu vàng
Đây là dòng Card visit hay name card được làm từ chất liệu inox được mạ vàng tây loại màu sắc 14k. Với đặc tính cứng hơn so với thép thường không chịu từ tính, hơn nữa chất liệu này không bị oxy hóa do vậy không bị gỉ sét. Với màu vàng Tây sang trọng, đây là màu sắc đến nay vẫn rất nhiều người ưa chuộm, toát lên sự đẳng cấp, quyền quý.
Chiếc card inox mạ vàng cũng có độ dày từ 0.3-0.5mm giúp chiếc card trở nên cứng cáp hơn so với các loại card thông thường có trên thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có độ dày 0.1mm-0.15mm.
Bạn cũng có thể có thêm nhiều ý tưởng thiết kế trên chiếc card của bạn với các hoa văn hay họa tiết như khắc đứt hoặc khắc nông tùy ý hay in văn bản hay logo lên chiếc card của bạn giúp chiếc name card của bạn vô cùng độ đáo và sang trọng.
Chúng tôi phải sử dụng đến chất liệu mực đặc biệt giúp việc bám dính trên bề mặt kim loại trở nên thực sự hoàn hảo. Vì trên thị trường hiện nay việc in được trên bề mặt kim loại là 1 việc hết sức khó khăn nhất là để sao cho mực bám chặt được trên bề mặt, đây là 1 công nghệ đặc biệt mà In Đông Dương làm được.
Dưới đây là những hình ảnh sản phẩm thực tế card visit của indongduong.vn
Đây thực sự là chiếc Card Visit dành cho những khách hàng VIP
- Published in card visit kim loại, cardvist
Card Visit chất liệu Inox
Đây là dòng Card visit hay name card được làm từ chất liệu thép không gỉ hay còn gọi là Inox. Với đặc tính cứng hơn so với thép thường không chịu từ tính, hơn nữa chất liệu này không bị oxy hóa do vậy không bị gỉ sét. Với màu ánh bạc tạo nên bề mặt vô cùng sang trọng để sử dụng làm chiếc name card.
Chiếc card có độ dày từ 0.3-0.5mm giúp chiếc card trở nên cứng cáp hơn so với các loại card thông thường có trên thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có độ dày 0.1mm-0.15mm.
Hơn nữa bạn có thể có thêm nhiều ý tưởng thiết kế trên chiếc card của bạn với các hoa văn hay họa tiết như khắc đứt hoặc khắc nông tùy ý giúp chiếc name card của bạn vô cùng độ đáo và sang trọng.
Chúng tôi phải sử dụng đến chất liệu mực đặc biệt giúp việc bám dính trên bề mặt kim loại trở nên thực sự hoàn hảo. Vì trên thị trường hiện nay việc in được trên bề mặt kim loại là 1 việc hết sức khó khăn nhất là để sao cho mực bám chặt được trên bề mặt, đây là 1 công nghệ đặc biệt mà In Đông Dương làm được.
Chất liệu name card inox của chúng tôi có 2 loại cho khách hàng lựa chọn
Loại 1: Inox bóng ( có độ sáng trắng cao bề mặt trơn)
Loại 2: Inox đánh mờ – là loại được xử lý bề mặt tạo thêm các vết xước rất nhỏ giúp tạo sự khác biệt về màu sắc kim loại sáng trắng thông thường. Bề mặt đánh mờ có màu sậm tối hơn có những rãnh xước rất nhỏ theo chiều ngang card
Đây thực sự là chiếc Card Visit dành cho những khách hàng VIP
- Published in card visit kim loại, cardvist
Định hướng nghề nghiệp với nghành kỹ thuật in
Trong cuôc sống thế kỷ 21 hiện nay có rất nhiều nghành nghề dành cho mọi người lựa chọn và phát triển, thậm chí còn xuất hiện những nghành nghề mới mà xưa nay chưa có. Tuy nhiên nghành kỹ thuật in ấn là 1 trong những nghành không thực sự được nhiều người quan tâm, mặc dù vậy kỹ thuật in ấn luôn có 1 chỗ đứng vững chãi từ hàng trăm năm nay kể cả cho đến hiện nay thời đại công nghệ thay đổi lượng ấn phẩm có giảm đi ít nhiều. Trong bài viết này In Đông Dương cùng các bạn sinh viên hay có thể 1 người bất kỳ muốn tìm hiểu và định hướng nghề nghiệp trong nghành kỹ thuật in ấn nhé.
Nghành kỹ thuật in ấn – Nhỏ lẻ nhưng không ít!
Tại sao tôi lại nói vậy vì tôi có nhiều người bạn công tác trong nghành nghề khác nhau, khi tôi nói về nghề in thực sự những người bạn của tôi không thấy mặn mà lắm với nghành nghề mà tôi đang công tác, họ nghĩ đến nghành in là mấy cửa hàng photo, in ảnh thẻ, in màu mấy cái card hay vài tờ giấy khen… kiểm mấy đồng lẻ. Nhưng nếu là 1 người va chạm trong nghành in ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM từ 1 năm trở lên bạn sẽ hiểu nó là 1 nghành công nghiệp khổng lồ. Tôi lấy vài ví dụ cho các bạn dễ hình dung, 1 năm số lượng ẩn phẩm của 1 hệ thống ngân hàng ra các tập san, phiếu thu chi, hóa đơn… hàng trăm tỷ đồng hay hàng năm bao lì xì, túi giấy… hàng năm các công ty sản xuất in xuất ra thị trường cũng là con số khổng lồ phục vụ cho gần 100tr… đấy là tôi không thể liệt kệ hết vì trên thực tế hầu hết các nghành công nghiệp sản xuất, hay giáo dục, thương mại du lịch đểu liên quan đến in ấn.
Kỹ thuật In ấn – Ngành rộng và nhiều sự lựa chọn chuyên môn trong nghề!
Kỹ thuật in ấn chỉ định nghĩa 1 cách khái quát còn thực tế phân ra rất rất nhiều chuyên môn riêng biệt trong nghành nghề vì 1 công ty hoạt động trong lĩnh vực in ấn bất kỹ không thể đảm đương được hết.
Sau đây In Đông Dương phân loại về kỹ thuật in để các bạn nắm được tổng quát hơn về nghành in nhé:
Stt | Chất liệu | Kỹ thuật in | Ứng dụng sản phẩm |
1 | In trên vải | In Flexo | Túi vải không dệt, Quần áo, Đồ vải gia dụng thời trang… |
In chuyển nhiệt | |||
In lưới | |||
2 | in trên kim loại | In chuyển nhiệt | Tem máy, bảng chỉ dẫn, vỏ thùng kim loại, chi tiết khác… |
In kỹ thuật số | |||
In lưới | |||
In Dry offset | lon bia… | ||
3 | in trên nhựa | In lưới | Túi nilon, túi zip, cốc nhựa, decal nhựa, giấy nhựa |
in flexo | |||
In ống đồng | |||
in kỹ thuật số | |||
In Dry offset | |||
4 | In 3d | Công nghệ in đắp dần | Trang phục, Xe-máy, Xây dựng, Động cơ điện và máy phát điện Quân sự, Y tế, Máy tính và Robot Vũ trụ, Nghệ thuật, Thông tin truyền thông Giáo dục và nghiên cứu, Môi trường |
5 | in trên giấy | in offset | Sử dụng cho các ấn phẩm giấy, sách báo, catalogue, tem nhãn mác, túi giấy, cốc giấy, hộp giấy, lịch, tranh ảnh…. |
In Dry offset | |||
In kỹ thuật số | |||
in flexo | |||
In metalize |
Nhìn bảng trên bạn có thể hiểu phần nào về nghành in. Liệu bạn muốn phát triển việc in ấn trên chất liệu gì, hay đơn thuần bắt đầu chuyên môn từ một kỹ sư hay thợ đứng máy. Dù gì đi nữa nếu có thể bạn hãy bắt đầu vì nghành in sẽ làm bạn đam mê trong công việc đấy.
- Published in bài viết
Ứng dụng giấy nhựa cho các sản phẩm thay thế giấy thường
Với các đặc tính vượt trội của giấy nhựa so với các loại giấy thông thường thì nhu cầu thay thế giấy nhựa cho các loại giấy thông thường dành cho các sản phẩm cao cấp là điều tất yếu. Vậy trong bài viết này các bạn hãy cùng In Đông Dương tìm hiểu về các sản phẩm mà giấy nhựa có thể thay thế phù hợp hơn so với giấy thường nhé.
Trước tiên để hiểu về đặc tính của giấy nhựa các bạn hãy tham khảo bài viết sau: “Giấy nhựa Synthetic” để bạn có thể hiểu rõ vì sao nên thay thế.
Độ bền và chịu nước là 2 đặc tính vượt trội của giấy nhựa để thay thế cho 1 số sản phẩm giấy thông thường.
Với độ bền cao, và chịu được nước của giấy nhựa bạn có thể làm các sản phẩm hay phải chịu tác động cơ học lên sản phẩm như
- Trang bìa catalogue, ấn phẩm đấy là các sản phẩm hay phải mở ra đóng vào, do vậy rất dễ có thể bị rách. Lời khuyên của chúng tôi bạn hãy làm gáy xoán và thay thế bìa bằng giấy nhựa Synthetic đảm bảo tuổi thọ sản phẩm sẽ tăng lên rõ rệt
- Cardvisit: đây cũng là sản phẩm cần phải thay thế vì chiếc card bạn có thể thường xuyên để trong ví, túi quần, do vậy có thể sẽ bị uốn cong 1 thời gian sẽ bị kẽm chất lượng do vậy việc thay thế giấy nhựa cũng là điều cần thiết nếu bạn muốn 1 chiếc card chất lượng tới tay khách hàng.
- Miếng lót đặt cốc bạn uống nước: với đặc tính giấy nhựa bạn sẽ không sợ nước hay độ ẩm, do vậy có miếng lót dưới tạo sự trang trọng, thẩm mỹ, và còn có thể quảng bá hình ảnh sản phẩm
- Giấy khen: Với 1 tờ giấy khen có độ bền cao gấp 10-20 lần so với giấy thông thường thì chắc chắn đây là 1 vật liệu hoàn hảo để thay thế. Giúp người sử dụng có 1 tấm bằng bền mãi với thời gian.
- Hộp đựng đồ ăn: Giấy nhựa là lựa chọn tuyệt vời cho sản phẩm này, chịu đc nhiệt độ, nước… độ bền cao do vậy bạn có thể xách đi lại dễ dàng.
- Các bản hợp đồng: có thể chúng ta không chú ý, hay không nghĩ tới, nhưng giấy nhựa là 1 sản phẩm tuyệt với để thay thế giấy thường, vì sao ư, với chất liệu giấy nhựa độ sáng bề mặt mịn vượt trội làm bản hợp đồng mà bạn đưa khách hàng trở nên đẳng cấp qua đó nâng tầm thương hiệu của công ty, lý do tiếp đến vẫn là tuổi thọ của tờ giấy, sẽ không còn chuyện nhàu nắt trong thời gian ngắn nữa vì sau vài ba năm bạn mở ra bản hợp đồng của bạn vẫn như mới in
- Túi giấy: với cùng định lượng giấy mà bạn đựng hàng thì giấy nhựa sẽ đựng được gấp 1,5 lần số cân nặng, hơn nữa khả năng chịu nước tuyệt vời nên giấy thường không thể so sánh được với giấy nhựa
- Tag quần áo, sticker
Và còn rất nhiều sản phẩm khác mà giấy nhựa là sự lụa chọn đúng đắng hơn giấy thông thường, tuy nhiên giá thành của giấy nhựa lại không rẻ do vậy đây cũng là hạn chế của dòng sản phẩm này.
Có mọi thắc mắc về dòng giấy nhựa này rất mong các hãy chia sẻ với chúng tôi.
- Published in Giấy nhua
Kinh nghiệm căn chỉnh màu sắc trong thiết kế và in ấn offset.
Căn chỉnh màu sắc thiết kế trong in ấn offset từ bao lâu nay vẫn là vấn để muôn thuở của bất kỳ Designer nào. Vì sao ư vì những gì chúng ta nhìn thấy trên máy tính chỉ chính xác được khoảng >80% những gì máy in offset in ra. Vậy vấn để việc căn chỉnh màu sắc trong thiết kế và in offset nằm ở đâu? Và làm sau để màu sắc in ra theo đúng ý của Designer? Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu và phân tích nhé.
Lời mở đầu:
Hầu hết các designer được đào tạo bài bản hay chuyên sâu trong các trường lớp hay trung tâm chủ yếu được học về thiết kế. Mấu chốt công viêc của Designer là tiếp nhận thông tin của khách hàng là lên ý tưởng trình bày lại cho khách hàng xem. Do vậy việc đi sâu vào cách trình bày ý tưởng, điều khiển các công cụ hỗ trợ thiết kế, tư vấn thì các designer am hiểu hơn ai cả. Tuy nhiên việc máy in offset vận hành hiệu quả thế nào ra sao thì các designer thường phải mất 1 thời gian trực tiếp làm việc mới hiểu được.
Bản thân tôi cũng là 1 designer cách đây hơn 15 năm sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tại trường Mỹ Thuật Công Nghiệp. Những ngày đầu tiên với tôi việc trình bày ý tưởng và thiết kế cho khách xem cũng khá ổn, những gì tôi học được ở trường với sự sáng tạo cá nhân tôi áp dụng được khách hàng rất ưng ý, khách đặt in tại cơ sở chúng tôi và các bạn biết không điều không may đã đến sau khi bản in được giao tới khách hàng. Khách hàng than phiền kêu xấu, màu sắc không giống với thiết kế, và khách hàng đòi trả lại hàng, và wow… chuyện này xảy ra vài lài chứ không chỉ có 1 lần đâu nhé. Mỗi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền, có những hôm giá trị bài in lớn quá tôi choáng váng thực sự, chán luôn cả ăn, hihi… Nhưng các bạn nên nhớ đây sẽ là vấn đề mà bất kỳ desinger mới đều gặp phải thậm chí các nhà in offset thi thoảng cũng không tránh được.
Vậy làm sao để tránh được những chuyện đó. Trong phân tích dưới tôi sẽ chia sẻ các vấn đề hay xảy ra và các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro khi in ấn nhé và việc căn chỉnh màu sắc trong in ấn offset nhé
Các yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc trong in offset:
Cùng là 1 bản thiết kế nhưng khi bạn in tại các cơ sở in ấn offset khác nhau thì màu sắc sẽ có độ lệch nhất định ~3-5%. Lý do vì sao ư? 4 điều dưới đây tôi sẽ trình bày:
- Máy in (mức độ ảnh hưởng 40%): Các máy in offset Việt Nam tại các xưởng in trên thị trường (trừ các máy in offset dùng in sách báo tạp chí cho các tạp chí hay bộ giáo dục) hầu hết là máy in cũ của Nhật có tuổi đời >10 năm nhập từ các nguồn khác nhau về nước.Do vậy sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng bản in. Áp lực của các con lô phải vừa đủ và ổn định để màu sắc ra được chuẩn xác. Ngược lại áp lực thừa hay thiết thì dĩ nhiên màu sắc sai lệch không kiểm soát được
- Mực in (mức độ ảnh hưởng 15%): chắc vấn đề này mình không cần nói dài vì các bạn cũng hiểu mực càng tốt thì độ chính xác màu sắc càng cao.
- Thợ in ( mức độ ảnh hưởng 40%): Người thợ in kinh nghiệm có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng bài in như: tăng giảm áp lực lô mực, căn chỉnh 4 màu CMYK cho khớp… có thể nói thợ in offset như là 1 nghệ sỹ với chiếc máy của mình vậy.
- Các yếu tố khác (5%): Giấy in, thời tiết nhiệt độ, độ ổn định điện áp….
Giải pháp giảm rủi ro trong in ấn offset:
- Cẩn thận không bao giờ là thừa: với các bài in lớn việc bạn cẩn thận không bao giờ là thừa. Trong các khâu bạn cần hết sức cẩn thận thà mệt 1 tẹo trôi bài in còn hơn đi làm lại vừa tốn kém vừa mất nhiều thời gian và mang sự bực tức trong người, quan trọng nhất bạn bị khách hàng đánh giá không chuyên nghiệp.
- In test 2 bản: 1 bản duyệt màu với khách hàng và 1 bản cung cấp cho thợ in để thợ in bám theo. Và hãy nói với khách hàng việc in test sẽ chính xác >90% so với in offset
- Máy in test nào có màu giống với in offset nhất: Trên thị trường in nhanh, in test hiện nay có 4 dòng máy in HP Indigo, Konica Minolta, Fuji Xerox và Ricoh mỗi dòng có 1 ưu điểm khác nhau tuy nhiên tôi hay chọn máy Fuji Xerox để canh màu khi in offset (tham khảo bài viết khi nào cần in offset, in laser in test, hoặc in phun)
- Màu in khó nhất là màu nền bệt: Khi bạn in trên trang giấy chỉ có 1 màu tràn hết trang, bạn lưu ý phải chọn những máy in offset chất lượng cao đủ áp lực để màu được đều không bị những gợn li li làm giảm thẩm mỹ bản in
- Nhớ lại điều đầu tiên “cẩn thận không bao giờ là thừa” nếu có thể bạn thiết kế hãy có mặt kiểm tra màu sắc bản in khi thợ in offset bắt đầu in đến bài in của bạn để việc căn chỉnh màu sắc in offset được chính xác tốt nhất. Vì những bản in đầu tiên in ra có vấn đề lúc đó việc bạn dừng in vẫn còn kịp thời để sửa chữa.
- Màu sắc khi cán nilong sẽ có chút thay đổi so với khi chưa cán: cán mờ màu sẽ trầm hơn chút xíu còn cán bóng màu sẽ sáng hơn 1 chút xíu.
- Tự tạo bảng màu: nếu bạn thường xuyên in ở 1 nhà in tốt nhất bạn nên thiết kế bảng màu pantone riêng của bạn với nhà in đó, và in tại máy in mà bạn hay in, đó coi như là 1 ngôn ngữ giao tiếp màu sắc thiết kế của bạn với máy in đó và các bản in sẽ đc in ra, giúp bạn nhận biết màu sắc được chính xác nhất.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi về việc căn chỉnh màu sắc khi in ấn offset chia sẻ cùng các bạn. Nếu các bạn thấy đúng hoặc cần gì góp ý thêm hy vọng các bạn commnet bên dưới nhé. Chúc các bạn có những bản in thật đẹp!
- Published in kinh nghiệm, thiết kế
Hệ màu CMYK là gì
Hệ màu CMYK – Đặc điểm và ứng dụng của Hệ màu CMYK
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hệ màu CMYK là gì? Hệ màu CMYK khác với hệ màu RGB ra sao. Chúng có ứng dụng như thế nào trong thiết kế và in ấn. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Hệ 4 màu CMYK và những vấn đề xoay quanh nó nhé.
Sơ liệu về hệ màu CMYK
Nếu bạn đã là dân thiết kế thì hẳn những khái niệm này là những khái niệm rất cơ bản mà các bạn đã được học trong trường lớp. Bài viết này chủ yếu dành cho những người chưa biết về đồ họa. Khái niệm Hệ màu CMYK hay mô hình màu CMYK; chỉ xuất hiện khi ngành công nghiệp in ra đời. Chính vì vậy hệ 4 màu này có những đặc trưng cơ bản khác biệt. Đồng thời chúng cũng là 1 trong những hệ màu được biết đến rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Khác với màu hệ màu RGB đây là hệ màu hầu hết chúng ta đã được học trong trường phổ thông đó chính là ánh sáng được phát ra 1 vật thể.
Red = R = đỏ
Green = G = Xanh lá
Blue = B = Xanh dương
Tổng hợp của 3 màu RGB sẽ là màu trắng
Đặc điểm của hệ màu CMYK
Khác với hệ màu ánh sáng RGB. Trên lý thuyết có 3 màu cơ bản được sử dụng trong in ấn là CMY. Ba màu này bao gồm:
Màu Cyan: Là C có nghĩa là màu xanh lơ
Màu Magenta: Là M có nghĩa là màu hồng cánh sen.
Màu Yellow: Là Y có nghĩa là màu vàng.
Các sản phẩm in ấn thường được in trên chất liệu có màu trắng. Chính vì vậy không cần phải phối màu để tạo ra màu trắng. Trong khi đó màu CMY lại tạo ra được màu đen khi phối trộn ở tỉ lệ 1:1:1. Trong in ấn màu đen là 1 trong những màu hết sức quan trọng.
Hiện nay có 1 số vật liệu nền không phải màu trắng như decal trong hay giấy mỹ thuật màu đen để sử dụng in ấn trên vật liệu này thì phải sử dụng mực trắng W (white) tuy nhiên màu này ít sử dụng và chỉ được sử dụng in màu pha nên không có trong khái niệm màu CMYK
Chính vì màu đen vô cùng quan trọng, nên vấn đề nảy sinh ở đây là. Nếu như bạn cần in 1 sản phẩm bất kì việc phối 3 màu CMY để in ấn sẽ vô cùng tốn kém. Không chỉ có vậy các lỗi phát sinh trong quá trình phối màu cũng sảy ra thường xuyên.
Để giải quyết vấn đề về loại màu đặc biệt này, người ta đã đưa vào thêm hộp màu đen. Để phân biệt với màu B (Blue) của hệ RGB họ học đặt tên cho màu thứ tư này là K (Keyline). Và để cho máy in hiểu khi nào cần dùng loại mực nào. Thì chúng ta có Hệ màu CMYK trong thiết kế. Như vậy khi cần in màu đen máy in chỉ cần sử dụng mực của hộp màu Keyline. Việc đó giúp tiết kiệm mực cho 3 màu còn lại.
Ứng dụng của Hệ màu CMYK
Tất cả các loại sơn hay mực… liên quan đến màu sắc vật liệu đều sử dụng nguyên tắc cơ bản của hệ màu CMYK
Mực in của màu CMYK sẽ không được tươi như thể hiện trên máy tính. Màu sắc mực CMYK khi in ra tỉ lệ 100% sẽ đậm và nhìn trầm
Tăng độ tương phản.
Hệ màu CMYK sử dụng chủ yếu trong in ấn, và thiết kế in. Việc bổ sung thêm màu Keyline vào trong hệ màu có tác dụng để xử lý những vùng có độ tương phản cao. Điều này là vô cùng quan trọng đối với 1 sản phẩm in.
Trong ngành in chúng ta còn biết đến khái niệm TRAM. Đây là khái niệm tương đối mới với nhiều người. TRAM là 1 kĩ thuận in chấm điểm. Có nghĩa là 1 bức ảnh sẽ có vùng sáng vùng tối, đậm nhạt khác nhau. Thay vì việc phủ 1 lớp màu có độ dày mỏng khác nhau. Người ta sử dụng kĩ thuật in TRAM. Những vùng có điểm tram nhỏ sẽ có độ sáng hơn. Nhưng vùng tram tối sẽ có màu sắc tối hơn.
Tiết kiệm mực in
Như đã phân tích ở trên. Vệc bổ sung thêm màu Keyline trong Hệ màu CMYK giúp tiết kiệm mực in. Thay vì phải sử dụng đến 3 màu là CMY thì chỉ cần dùng 1 màu thay thế. Quá trình in ấn cũng diễn ra nhanh hơn, độ chính xác cao hơn.
Tăng độ chân thực.
Bạn có biết rằng. Hệ màu trong hiển thị là RGB. Việc thiết kế bằng hệ RGB trên máy tính, và việc in bằng CMY có sự chênh lệch rất lớn về màu sắc. Hệ màu CMYK ra đời được thống nhất trên cả phương diện thiết kế và in ấn. Việc đó giúp giải quyết bài toán về hiển thị và in. Người thiết kế cũng dễ dàng phân tích phối trộn tỉ lệ màu trực tiếp trên may tính. từ đó cho ra kết quả tốt nhất.
Giảm thiểu sai sót.
Những máy in thế hệ mới cho ra những sản phẩm có màu sắc đẹp, ấn tượng. Tuy nhiên với thế hệ máy cũ. Việc phối màu CMY để tạo ra màu đen thường xuyên sảy ra lỗi. Màu sắc thiết kế và in ấn chênh lệch nhiều. Với sự xuất hiệu của Hệ màu CMYK chúng giúp giải quyết những vấn đề nan giải đó.
Kết Luận về màu CMYK là gì?
Như vậy In Đông Dương vừa cùng các bạn tìm hiểu về Hệ màu CMYK là gì? Những nguyên nhân dẫn đến việc mô hình màu CMYK trở thành mô hình màu được ứng dụng rộng dãi nhất. Thông qua đó chúng ta cũng đã tìm hiểu về những ứng dụng của Hệ màu CMYK trong thực tiễn.
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về hệ màu CMYK. Nếu các bạn cảm thấy bài viết có ích hãy comment phía dưới nhé.
- Published in cardvist
Giấy nhựa SYNTHETIC
Giấy nhựa là gì? Giấy nhựa khác gì so với giấy thông thường? Và giấy nhựa khác gì so với các loại thẻ nhựa PVC?
Với công nghệ khoa học ngày nay càng ngày chúng ta lại càng có nhiều vật liệu mới được đưa vào sử dụng, các vật liệu mới với nhiều tính chất vật lý, hóa học, lý tính có khả năng vượt trội so với các vật liệu cũ, hôm nay chúng ta sẽ nói đến 1 vật liệu mới đó là giấy nhựa Synthetic. Giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về giấy nhựa In Đông Dương sẽ phân tích đặc tính và ứng dụng để khách hàng có thể tiếp cận vật liệu này 1 cách đúng đắn nhất nhé.
Giấy thông thường | Giấy nhựa PVC | Giấy nhựa Synthetic | |
Thành phần | Từ hữu cơ. Thành phần là bột gỗ | Từ dầu mỏ, | Từ dầu mỏ. |
Đặc tính vật lý |
Chịu tác động vật lý kém xé bị rách. Bị thấm nước hỏng Nhìn bằng mắt thường có thê nhận ra vật liệu giấy |
Có độ dai xé khó rách, không bị thấm nước Nhìn bằng mắt thường nhận ra vật liệu nhựa PVC |
Có độ dai xé khó rách, không bị thấm nước Nhìn bằng mắt thường giống hệt vật liệu giấy |
Bám mực in | Mực bám tốt trên các loại bề mặt giấy | Khó bám mực, phải là 1 số loại mực đặc biệt mới có thể bám được | Dễ bám mực. Có 2 loại giấy dành cho việc in ấn, giấy cho in offset và giấy cho in kỹ thuật số. |
Giá thành | Giá thành thấp | Giá thành cao hơn so với giấy thông thường | Giá thành cao |
Ứng dụng | Rộng rãi trên thị trường | Vật liệu sử dụng cho mục đích khác, không phải để thay thế vật liệu giấy | Sử dụng với mục đích thay thế vật liệu giấy với nhiều tính năng vượt trội |
Độ bền | 10-20 năm | >30 năm | >30 năm |
Màu sắc nhận biết | nhiều màu sắc | nhiều màu khác nhau | trắng ngà |
Nhìn vào bảng trên dựa trên các so sánh với các chất liệu giấy thông thường và giấy PVC thì ta nhận ra nhiều ưu điểm vượt trội của giấy nhựa Sythetic. Giấy nhựa Sythetic trông như giấy thông thường lại có bền cao hơn nhiều so với giấy thông thường xé khó rách và chịu được nước, kháng 1 số hóa chất nhất định và các môi trường khắc nhiệt khác mà vẫn đảm bảo được thẩm mỹ trong in ấn ứng dụng sản phẩm. Thực tế giấy nhựa Synthetic không sử dụng bột gỗ trong quá trình chế biến, sản phẩm được sản xuất 100% từ nguyên liệu là dầu mỏ.
Ta có thể thấy đây là loại vật liệu dùng để thay thế giấy thông thường do thừa hưởng những ưu điểm của giấy và PVC tuy nhiên lại khắc phục được các khiếm khuyết của 2 vật liệu đó. Ngay khi bạn chạm vào loại vật liệu này bạn sẽ cảm thấy thực sự khác biệt cảm giác độ mịn rất cao thực sự là vật liệu đẳng cấp. Mặc dù giá thành còn cao tuy nhiên đây sẽ là vật liệu tuyệt vời có thể thay thế giấy trong tương lai vì những đặc tính của nó mang lại.
Hiện nay ứng dụng chủ yếu giấy nhựa dành cho các sản phẩm cao cấp đòi hỏi tính mỹ thuật hay yêu cầu độ bền cao hơn như card visit, quyển menu, Tờ bìa catalogue, Lịch tết, bảng tên đeo tay bệnh nhân, hay các nhãn hiệu để ngoài trời. Giấy có đủ các định lượng khác nhau từ mỏng nhất 72 g/m2 đến loại dày nhất là 378 g/m2
Các loai giấy nhựa có trên thị trường hiện nay:
Giấy translucent plastic paper matte: đây là giấy nhựa trong mờ đem đến vẻ đẹp hiện đại, đặc sắc. Ứng dụng đa phần của nhựa trong mờ hướng đến các sản phẩm mang tính nghệ thuật cao
Giấy Gold metallic plastic paper: đây là giấy nhựa ánh nhũ vàng nhạt gây ấn tượng bởi sự trẻ trung , phá cách nhưng cũng không mất đi sự sang trọng tinh tế.
Giấy translucent plastic paper glossy : đây là giấy nhựa trong suốt chính là sản phẩm cho những tín đồ đang tìm kiếm sự khác biệt và không kém phần tinh tế. Name card nhựa trong suốt là lựa chọn của rất nhiều khách hàng hiện nay
Giấy silver metallic plastic paper đây là Giấy nhựa ánh nhũ bạc đem đến sự nổi bật và sang trọng cho sản phẩm của bạn. Định lượng giấy ánh nhũ bạc là 170gsm được ứng dụng nhiều cho in ấn photo book, phiếu thông tin hàng hóa cho các sản phẩm cao cấp.
Giấy yellow metallic plastic paper: đây là giấy nhựa ánh nhũ vàng đậm mang lại sự khác biệt nổi bật và duy nhất.
Qua bài viết trên hy vọng các bạn để hiểu được rõ hơn về giấy nhựa và các đặc điểm của loại vật liệu giấy nhựa synthetic này.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
- Published in cardvist
Khi nào cần in offset, in phun và in nhanh (in test, in laser)
Đối với 1 khách hàng bất kỳ khi đi đặt in thường không chú ý đến đến công nghệ in như thế nào ra sao, với bản in của mình cần in offset, in phun hay in laser, thường khách hàng chỉ cần biết sản phẩm cuối cùng chất lượng và giá thành.
Tuy nhiên bạn là khách hàng đi đặt in bạn có thể đến của hàng in phun để đặt 200 bản in A3 chẳng hạn hay đến nhà máy in offset để in 500 tờ rơi các đơn vị đó vẫn có in cho bạn tuy nhiên thời gian để hoàn thành bản in của bạn có thể mất đến 5 ngày hoặc giá thành bản in của bạn sẽ rất cao. Vậy tại sao bạn không đến đúng cơ sở phù hợp với yêu cầu của bạn để thời gian in đc rút ngắn mà giá thành lại thấp hơn. Vâng để hiểu được điều này In Đông Dương sẽ cùng phân tích với các bạn về kỹ thuật in, vì bất kỳ kỹ thuật in nào đều có những ưu nhược cả, và khi bạn biết được bạn sẽ có sự lựa chọn trở nên đúng đắn nhé.
1. In Offset: in offset là công nghệ in có từ lâu đời (cách tính báo giá in offset)
Ưu điểm: Giá thành rẻ nhất, tốc độ in lớn >80 bản/ phút, dành cho các bản in có số lượng lớn >1000 bản.
Nhược điểm: Cần nhiều thời gian chuẩn bị cho việc in ấn, màu sắc không được chính xác khi thợ in và người thiết kế chưa nhiều kinh nghiệm. Kích thước bản in giới hạn ở khổ giấy 79×109 cm. Số lượng bản in yêu cầu phải lớn thông thường > 1.000 bản
Ứng dụng: In offset dùng rất nhiều trong đời sống hàng ngày như in hộp giấy, in túi giấy, in tờ rơi, in hóa đơn, in catalogue,
2. In Laser: sử dụng công nghệ đầu phun chiều bằng tia laser, mực là các hạt mực khô
Ưu điểm: Không mất nhiều thời gian chuẩn bị cho việc in ấn, có thể in ngay và lấy được luôn, tốc độ bản in tương đối cao > 60 bản/ phút, người thiết kế có thể căn màu trên các máy in dễ hơn với offset, màu sắc ra tương đối chính xác, màu in có độ bóng. Bản in Laser có thể dùng làm bản in mẫu cho các thợ in offset để căn màu bám theo tuy nhiên chỉ đạt 90% độ chính xác. Mực in laser bắt mực trên bề mặt các loại giấy có thành phần nhựa tốt hơn in offset và in phun
Nhược điểm: Các máy in laser ở Việt Nam chỉ in được khổ to nhất là 32×43 cm. Hoặc các khổ dài kích thước rộng 26 cm. Giá thành bản in cao là 1 trở ngại đối với mỗi bản in laser. Màu in trên nền bệt (nền 1 màu rộng khắp tờ giấy) chưa thực sự hoàn hỏa sẽ để lại những vết gợn nhất định, máy in càng cao cấp vết gợn càng ít.
Ứng dụng: Thường hay sử dụng in tờ rơi, in card visit, in tem vỡ, tem bảo hành… với số lượng ít <500 bản in mỗi lần
3. In Phun: cũng sử dụng đầu phun cơ học di chuyển khắp tờ giấy để in, mực in là mực nước
Ưu điểm: có thể in trên những khổ giấy có kích thước lớn >A0 (84x119cm) hoặc những cuộn giấy có kích thước chiều rộng đến 3m. Do mực nước nên các chi tiết in trên bề mặt giấy sẽ mịn hơn in laser. Chi phí in ấn cũng thấp hơn so với in laser
Nhược điểm: Tốc độ in rất chậm do đầu phun phải di chuyển khắp bề mặt giấy để phun mực với bản in A4 để chế độ in nét cao phải mất >1,5 phút để hoàn thiện 1 bản in. Không in được trên các loại giấy có thành phần nhựa.
Ứng dụng: thường dùng để in các sản phẩm có kích thước lớn nên in poster, in decal, in áp phích...
Trong bài viết trên có 1 điểm mà tôi muốn nhắc đó là ngoài công nghệ in thì mực in sử dụng mà tôi nói là loại mực phổ thông sử dụng cho mỗi loại máy. Với mỗi loại máy có thể thay mực đèn sấy để nâng cao tính bám mực khác nhau.
Qua bài viết trên hy vọng với mỗi bạn đi đặt in sẽ hiểu được với nhu cầu sản phẩm của mình mà lựa chọn được phương án in tối ưu nhất, bạn cần in offset hay in laser hay in phun. Và đừng quên khi cần in ấn hãy đến với chúng tôi In Đông Dương để được tư vấn nhiệt tình nhất
Hotline: 0943.12.16.18
- Published in bài viết, Biển quảng cáo, cardvist, decal, in ấn, in túi, kinh nghiệm
- 1
- 2