In lụa và ứng dụng
In lụa là phương pháp in có từ rất lâu đời từ cách đây hàng trăm năm, In lụa ra đời trước in offset, là phương pháp in phổ biến cho đến hiện nay. Ứng dụng của in lụa rất đa dạng có thể in trên nilon, in trên cốc, in lụa trên giấy, hay in cả trên những sản phẩm có bề mặt không phẳng. Mực sử dụng cho in lụa cũng rất đa dạng, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mực khác nhau cho in lụa có thể bám được trên các vật liệu khác nhau như giấy, nhựa, kim loại…
In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới. In lụa là kỹ thuật đẩy mực thấm qua lưới được định vị các vị trí cho phép mực được thấm qua
Nhược điểm lớn nhất của in lụa là tốc độ in ấn. Tuy nhiên ưu điểm của in lụa mang lại thì không có kiểu in nào có thể so sánh được như đa dạng về mực trên các chất liệu khác nhau, bề mặt in đa dạng phẳng cong, in lụa tạo ra rất nhiều hiệu ứng… Chế bản in lụa được cho là phương pháp rẻ tiền so với các phương pháp còn lại. Trên thị trường hiện nay ngoài các đơn vị in lụa bằng máy thì vẫn còn các cơ sở in thủ công bằng tay phục vụ cho các mặt hàng với số lượng ít chủng loại đa dạng.
Ứng dụng của in lụa:
+Nó còn là phương pháp in bổ sung trong các công đoạn thành phẩm sau in như phủ UV cục bộ, thẻ cào,…
+Kỹ thuật in này còn được áp dụng để in trên rất nhiều vật liệu với nhiều hình dạng, kích cỡ như các loại chai, thùng, bao bì, mạch điện tử, các sản phẩm nhựa, kim loại, hoa văn trên vải sợi,…
+Một ứng dụng khá hay của in lụa là thường được sử dụng để in lên áo chất liệu vải dễ thấm đặc biệt là đồng phục thể thao hay các bộ đồ đôi ngộ nghĩnh
Nhược điêm của in lụa:
+Mực ó mùi khó chịu
+Trong quá trình in phải đều liên tục không mực sẽ bít lưới bị mất chi tiết
+Tốc độ in thấp
+Phải xử lý nhiều công hóa nhiều loại hóa chất khác nhau từ lúc chế bản đến tẩy rửa lưới
Tuy nhiên in lụa có độ cơ động cao đôi khi chỉ cần đến 1 người là có thể làm được, tùy thuộc số lượng ít nhiều.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi
- Published in bài viết, kinh nghiệm
Định hướng nghề nghiệp với nghành kỹ thuật in
Trong cuôc sống thế kỷ 21 hiện nay có rất nhiều nghành nghề dành cho mọi người lựa chọn và phát triển, thậm chí còn xuất hiện những nghành nghề mới mà xưa nay chưa có. Tuy nhiên nghành kỹ thuật in ấn là 1 trong những nghành không thực sự được nhiều người quan tâm, mặc dù vậy kỹ thuật in ấn luôn có 1 chỗ đứng vững chãi từ hàng trăm năm nay kể cả cho đến hiện nay thời đại công nghệ thay đổi lượng ấn phẩm có giảm đi ít nhiều. Trong bài viết này In Đông Dương cùng các bạn sinh viên hay có thể 1 người bất kỳ muốn tìm hiểu và định hướng nghề nghiệp trong nghành kỹ thuật in ấn nhé.
Nghành kỹ thuật in ấn – Nhỏ lẻ nhưng không ít!
Tại sao tôi lại nói vậy vì tôi có nhiều người bạn công tác trong nghành nghề khác nhau, khi tôi nói về nghề in thực sự những người bạn của tôi không thấy mặn mà lắm với nghành nghề mà tôi đang công tác, họ nghĩ đến nghành in là mấy cửa hàng photo, in ảnh thẻ, in màu mấy cái card hay vài tờ giấy khen… kiểm mấy đồng lẻ. Nhưng nếu là 1 người va chạm trong nghành in ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM từ 1 năm trở lên bạn sẽ hiểu nó là 1 nghành công nghiệp khổng lồ. Tôi lấy vài ví dụ cho các bạn dễ hình dung, 1 năm số lượng ẩn phẩm của 1 hệ thống ngân hàng ra các tập san, phiếu thu chi, hóa đơn… hàng trăm tỷ đồng hay hàng năm bao lì xì, túi giấy… hàng năm các công ty sản xuất in xuất ra thị trường cũng là con số khổng lồ phục vụ cho gần 100tr… đấy là tôi không thể liệt kệ hết vì trên thực tế hầu hết các nghành công nghiệp sản xuất, hay giáo dục, thương mại du lịch đểu liên quan đến in ấn.
Kỹ thuật In ấn – Ngành rộng và nhiều sự lựa chọn chuyên môn trong nghề!
Kỹ thuật in ấn chỉ định nghĩa 1 cách khái quát còn thực tế phân ra rất rất nhiều chuyên môn riêng biệt trong nghành nghề vì 1 công ty hoạt động trong lĩnh vực in ấn bất kỹ không thể đảm đương được hết.
Sau đây In Đông Dương phân loại về kỹ thuật in để các bạn nắm được tổng quát hơn về nghành in nhé:
Stt | Chất liệu | Kỹ thuật in | Ứng dụng sản phẩm |
1 | In trên vải | In Flexo | Túi vải không dệt, Quần áo, Đồ vải gia dụng thời trang… |
In chuyển nhiệt | |||
In lưới | |||
2 | in trên kim loại | In chuyển nhiệt | Tem máy, bảng chỉ dẫn, vỏ thùng kim loại, chi tiết khác… |
In kỹ thuật số | |||
In lưới | |||
In Dry offset | lon bia… | ||
3 | in trên nhựa | In lưới | Túi nilon, túi zip, cốc nhựa, decal nhựa, giấy nhựa |
in flexo | |||
In ống đồng | |||
in kỹ thuật số | |||
In Dry offset | |||
4 | In 3d | Công nghệ in đắp dần | Trang phục, Xe-máy, Xây dựng, Động cơ điện và máy phát điện Quân sự, Y tế, Máy tính và Robot Vũ trụ, Nghệ thuật, Thông tin truyền thông Giáo dục và nghiên cứu, Môi trường |
5 | in trên giấy | in offset | Sử dụng cho các ấn phẩm giấy, sách báo, catalogue, tem nhãn mác, túi giấy, cốc giấy, hộp giấy, lịch, tranh ảnh…. |
In Dry offset | |||
In kỹ thuật số | |||
in flexo | |||
In metalize |
Nhìn bảng trên bạn có thể hiểu phần nào về nghành in. Liệu bạn muốn phát triển việc in ấn trên chất liệu gì, hay đơn thuần bắt đầu chuyên môn từ một kỹ sư hay thợ đứng máy. Dù gì đi nữa nếu có thể bạn hãy bắt đầu vì nghành in sẽ làm bạn đam mê trong công việc đấy.
- Published in bài viết
Khi nào cần in offset, in phun và in nhanh (in test, in laser)
Đối với 1 khách hàng bất kỳ khi đi đặt in thường không chú ý đến đến công nghệ in như thế nào ra sao, với bản in của mình cần in offset, in phun hay in laser, thường khách hàng chỉ cần biết sản phẩm cuối cùng chất lượng và giá thành.
Tuy nhiên bạn là khách hàng đi đặt in bạn có thể đến của hàng in phun để đặt 200 bản in A3 chẳng hạn hay đến nhà máy in offset để in 500 tờ rơi các đơn vị đó vẫn có in cho bạn tuy nhiên thời gian để hoàn thành bản in của bạn có thể mất đến 5 ngày hoặc giá thành bản in của bạn sẽ rất cao. Vậy tại sao bạn không đến đúng cơ sở phù hợp với yêu cầu của bạn để thời gian in đc rút ngắn mà giá thành lại thấp hơn. Vâng để hiểu được điều này In Đông Dương sẽ cùng phân tích với các bạn về kỹ thuật in, vì bất kỳ kỹ thuật in nào đều có những ưu nhược cả, và khi bạn biết được bạn sẽ có sự lựa chọn trở nên đúng đắn nhé.
1. In Offset: in offset là công nghệ in có từ lâu đời (cách tính báo giá in offset)
Ưu điểm: Giá thành rẻ nhất, tốc độ in lớn >80 bản/ phút, dành cho các bản in có số lượng lớn >1000 bản.
Nhược điểm: Cần nhiều thời gian chuẩn bị cho việc in ấn, màu sắc không được chính xác khi thợ in và người thiết kế chưa nhiều kinh nghiệm. Kích thước bản in giới hạn ở khổ giấy 79×109 cm. Số lượng bản in yêu cầu phải lớn thông thường > 1.000 bản
Ứng dụng: In offset dùng rất nhiều trong đời sống hàng ngày như in hộp giấy, in túi giấy, in tờ rơi, in hóa đơn, in catalogue,
2. In Laser: sử dụng công nghệ đầu phun chiều bằng tia laser, mực là các hạt mực khô
Ưu điểm: Không mất nhiều thời gian chuẩn bị cho việc in ấn, có thể in ngay và lấy được luôn, tốc độ bản in tương đối cao > 60 bản/ phút, người thiết kế có thể căn màu trên các máy in dễ hơn với offset, màu sắc ra tương đối chính xác, màu in có độ bóng. Bản in Laser có thể dùng làm bản in mẫu cho các thợ in offset để căn màu bám theo tuy nhiên chỉ đạt 90% độ chính xác. Mực in laser bắt mực trên bề mặt các loại giấy có thành phần nhựa tốt hơn in offset và in phun
Nhược điểm: Các máy in laser ở Việt Nam chỉ in được khổ to nhất là 32×43 cm. Hoặc các khổ dài kích thước rộng 26 cm. Giá thành bản in cao là 1 trở ngại đối với mỗi bản in laser. Màu in trên nền bệt (nền 1 màu rộng khắp tờ giấy) chưa thực sự hoàn hỏa sẽ để lại những vết gợn nhất định, máy in càng cao cấp vết gợn càng ít.
Ứng dụng: Thường hay sử dụng in tờ rơi, in card visit, in tem vỡ, tem bảo hành… với số lượng ít <500 bản in mỗi lần
3. In Phun: cũng sử dụng đầu phun cơ học di chuyển khắp tờ giấy để in, mực in là mực nước
Ưu điểm: có thể in trên những khổ giấy có kích thước lớn >A0 (84x119cm) hoặc những cuộn giấy có kích thước chiều rộng đến 3m. Do mực nước nên các chi tiết in trên bề mặt giấy sẽ mịn hơn in laser. Chi phí in ấn cũng thấp hơn so với in laser
Nhược điểm: Tốc độ in rất chậm do đầu phun phải di chuyển khắp bề mặt giấy để phun mực với bản in A4 để chế độ in nét cao phải mất >1,5 phút để hoàn thiện 1 bản in. Không in được trên các loại giấy có thành phần nhựa.
Ứng dụng: thường dùng để in các sản phẩm có kích thước lớn nên in poster, in decal, in áp phích...
Trong bài viết trên có 1 điểm mà tôi muốn nhắc đó là ngoài công nghệ in thì mực in sử dụng mà tôi nói là loại mực phổ thông sử dụng cho mỗi loại máy. Với mỗi loại máy có thể thay mực đèn sấy để nâng cao tính bám mực khác nhau.
Qua bài viết trên hy vọng với mỗi bạn đi đặt in sẽ hiểu được với nhu cầu sản phẩm của mình mà lựa chọn được phương án in tối ưu nhất, bạn cần in offset hay in laser hay in phun. Và đừng quên khi cần in ấn hãy đến với chúng tôi In Đông Dương để được tư vấn nhiệt tình nhất
Hotline: 0943.12.16.18
- Published in bài viết, Biển quảng cáo, cardvist, decal, in ấn, in túi, kinh nghiệm
Cách tính báo giá in offset
Wow hôm nay In Đông Dương sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu 1 chủ để khá thú vị đối với mỗi người đi đặt in ấn. Đó là cách tính báo giá in ấn, in offset.
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều luôn có 1 vài thắc mắc khi đặt in như: “sao in ít thì chi phí cao vậy, còn in nhiều rẻ hẳn đi”, “từ một máy in in ra in bao nhiêu thì dừng lại tại sao chi phí in nhiều lại rẻ hơn vậy…” “làm thế nào để tôi có thể tính được báo giá in offset” và vô số những thắc mắc về chuyện in ấn nữa. Tuy nhiên hôm nay In Đông Dương sẽ bật mí cho các bạn biết những cách tính báo giá in offset để các bạn phần nào hiểu được nhé. Đầu tiên các bạn sẽ phải hiểu chút ít về công nghệ in offset.
Báo giá in Offset
Công nghệ in offset là gì mời bạn tìm hiểu bài viết. Như vậy với công nghệ in offset dù bạn làm ít hay làm nhiều 1 trong những chi phí cố định bạn phải chịu đó là:
- Bản kẽm. Mỗi lần in cho một nội dung là cần tối thiểu 1 bộ kẽm bao gồm 4 màu khác nhau để hình thành bài in của bạn, có những bài in chúng tôi sử dụng đến >30 bộ kẽm, trừ những bài in 1 màu thì chỉ cần in 1 kẽm và thường chỉ dùng 1 lần. Khổ kẽm in to nhất là khổ 79×109 cm còn khổ nhỏ nhất là 26×36 cm. Kích thước khổ kẽm cũng ảnh hưởng nhiều đến giá thành kẽm
- Giấy bù hao: Đây là số tờ giấy để in thử trong khi thợ in căn chỉnh màu. Thông thường sau khi lên kẽm bản in xuất ra không bao giờ khớp màu, 1 vị trí cần từ 2-4 màu chồng vào nhau chính xác (CMYK) để tạo ra 1 màu nhưng chưa chuẩn khớp nên xảy ra hiện tượng bị nháy mực, xung quanh hỉnh ảnh bị loang 1 trong 4 màu CMYK. Do vậy đòi hỏi người thợ in phải in nháp rồi chỉnh khớp trên máy để các vị trí bản kẽm vào khớp. Thông thường chỉ lệch chưa tới 1mm nhưng để dừng máy offset chạy và chỉnh cũng phải mất hơn 10 bản in từ khi bấm nút dừng. Do vậy tay nghề thợ in càng cao thì số lượng bù hao càng ít. Tuy nhiên số lượng bù hao này cho mỗi mặt in thông thường cho phép 100 bản, chưa cộng số lượng bù hao nếu in 2 mặt.
- 1000 lượt in đầu tiên: Bạn biết không thời gian để lắp bản kẽm và căn chỉnh mực đối với thợ lành nghề mất tối thiểu 10p, và mỗi lần in xong cần phải tháo bỏ vệ sinh máy cũng cần khoảng 10p nữa, như vậy chưa tính thời gian in thì mỗi bài in cần đến khoảng 20p, tốc độ máy in offset đạt 80 – 120 bản in/ phút, như vậy 1000 lượt in đầu tiên của bạn mất chưa đầy 13 phút. Do vậy các nhà in thống nhất chi phí cho 1000 lượt in đầu tiên là chi phí tối thiểu dù bạn có in 200 hay 500 lượt thì bạn vẫn phải chịu chi phí này
- Khuôn bế: Nếu sản phẩm in của bạn cần các nếp gấp hay rãnh xé, có hình thù uốn lượn… thì bài in của bạn tiếp tục có riêng 1 bộ khuôn, gọi là bộ khuôn bế, sản phẩm vỏ hộp giấy sử dụng nhiều khuôn nhất, có những loại vỏ hộp giấy cần đến hơn 4 bộ khuôn, do đó các sản phẩm liên quan đến vỏ hộp giấy dày có giá thành cao. Mỗi bộ khuôn khi lên máy bế thì lại mất khoảng 5-20 tờ giấy để chỉnh. Tuy nhiên bộ khuôn bế này có thể dùng nhiều lần về sau.
- Các chi phí khác nếu sử dụng:
- Cán màng: Màng nilon được cán bằng nhiệt độ, chi phí cán màng nilong được tính theo m2 tuy nhiên nếu số lượng màng cán ít quá và để vận hành 1 lô nhiệt cán màng bạn cũng phải chịu chi phí đó. Thông thường chi phí bằng 50m2 cán màng
- Xe vận chuyển và các chi phí khác: Bạn biết không chẳng có xưởng in nào trong kho đủ giấy cho tất cả các khách hàng sử dụng cả mỗi lần in họ đều phải gọi giấy từ các kho giấy chở đến và chẳng có chuyện ship miễn phí cho khách hàng đâu, vì nhà in cũng phải trả phí cho người đi ship, cùng 1 chuyến bạn chở nhiều sẽ rẻ đi còn bạn chở ít chi phí vẫn vậy, bạn nhớ nhé.
Qua bài viết này In Đông Dương hy vọng các bạn đã hiểu phẩn nào về cách tính báo giá In Offset. Hy vọng mỗi khách hàng đến với In Đông Dương là đối tác lâu dài và In Đông Dương là người bạn tin của của Quý khách.
- Published in bài viết, báo giá, kinh nghiệm
In hộp giấy
Bạn cần 1 chiếc hộp giấy thật đẹp tinh tế, chất lượng để đựng những sản phẩm của bạn tặng cho đối tác hay trưng để trưng bày. Với nhu cầu số lượng chiếc hộp giấy tùy theo yêu cầu của khách hàng. Bạn băn khoăn cần đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong nghành in ấn gia công hộp giấy để tư vấn cho bạn. Hãy đến với In Đông Dương chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn để mỗi khách hàng đến với In Đông Dương đều trở thành những khách hàng thông thái hiểu biết.
Liên hệ đặt làm hộp giấy: 0943.12.16.18 (Miễn phí giao hàng và thiết kế)
Trước khi tìm hiều để đặt in 1 chiếc hộp giấy chúng ta hãy dành chút thời gian tìm hiểu phân loại đặc điểm, quy trình sản xuất 1 chiếc hộp giấy để có 1 cái nhìn khách quan rồi mới đưa ra quyết định đúng đắn lựa chọn cho mình đặt in 1 chiếc hộp giấy nhé.
- Mục đích sử dụng in hộp giấy: được sử dụng ngày trở nên rộng rãi do 1 số lý do như tính thẩm mỹ, sang trọng, tôn lên chất lượng của sản phẩm, không những thế sử dụng hộp giấy là chất liệu thận thiện góp phần bảo vệ môi trường thay thế các vật liệu túi nilon… sử dụng hộp giấy là chất liệu xu hướng của tương lai. In hộp giấy dùng để đựng các sản phẩm rất đa dạng từ các sản phẩm như hộp bánh kẹo, thức ăn, mỹ phẩm, quần áo giầy dép, đến những hộp quà tặng, các mẫu sản phẩm ….
- Cấu tạo làm nên 1 chiếc hộp giấy: Hộp giấy Tùy thuộc độ dày của chiếc hộp, với độ dày của giấy hiện nay lớn nhất là định lượng 400gms. Với định lượng giấy khoảng từ >200gms là đã có thể làm 1 chiếc hộp với kích thước nhỏ, hộp càng to thì yêu cầu định lượng giấy càng cao để chiếc hộp được cứng cáp, tuy nhiên để đựng những sản phẩm yêu cầu tính thẩm mỹ cao, kích thước lớn, khối lượng nặng thì hộp giấy yêu cầu chiếc hộp dày có độ dày từ 2mm trở lên. Do vậy hộp giấy sẽ được bồi từ 2 đến 3 lớp thậm chí 5 lớp tạo vỏ hộp trở nên cứng cáp hơn. Lớp ngoài cùng để in hoặc tạo hiệu ứng thường sử dụng các loại giấy như Couches, Ivory, Duplex, Metallized, Kraft, lớp giữa tạo độ dày có thể là carton lạnh, bìa sóng.., lớp còn lại là mặt sau có thể dùng các loại giấy bất kỳ.
- Phân loại hộp giấy theo kiểu dáng:
Hộp giấy âm dương (loại phổ biến sử dụng trên thị trường)
Hộp giấy bao diêm
Hộp giấy nắp cài
Hộp giấy nắp lật
Hộp giấy nắp dán
Hộp giấy nắp chụp
Hộp giấy có quai xách
Hộp giấy xếp đáy
- Các hiệu ứng tạo tạo tính thẩm mỹ hộp giấy: Bề mặt chiếc hộp giấy công đoạn in là công đoạn cơ sở tạo nên chiếc hộp thì ngày nay với yêu cầu ngày càng cao về tính thẩm mỹ chiếc hộp giấy còn được qua rất nhiều bước nữa xử lý trên bề mặt để tạo nên
+ Cán màng nilon: cán mờ, cán bóng, cán sần (chi phí thấp tăng lớp bảo vệ bề mặt thẩm mỹ)
+ Ép kim: tạo thêm hiệu ứng ánh kim vàng, bạc, hoặc ánh kim màu kim loại khác
+ Thúc chìm nổi bề mặt vỏ hộp
+ Cán màng Metalized (tính thẩm mỹ cao giá thành cao)
In ấn và các thuật ngữ thường sử dụng
In ấn và các thuật ngữ thường sử dụng
Mỗi nghành nghề thông thường sẽ có những thuật ngữ giao tiếp riêng, nếu bạn không thuộc nghành nghề đó hẳn sẽ khó hiểu khi nghe 2 người trong nghề nói chuyện, đó gọi là các thuật ngữ của nghành. Nghành in ấn cũng vậy cũng có những thuật ngữ riêng. Hôm nay In Đông Dương viết bài này để khách hàng hiểu được 1 số thuật ngữ cơ bản của nghề In ấn để khách hàng có vô tình nghe thấy cũng không bị quá khó hiểu.
Thuật ngữ thiết kế in ấn cơ bản.
Bài viết này sẽ trình bày các thuật ngữ thiết kế in ấn theo cách của “một người ngoại đạo”. Giúp bạn dễ dàng tiếp cận được nội dung cốt yếu nhất. Còn nếu bạn muốn tìm hiểu sâu thêm về thuật ngữ thiết kế in ấn chuyên sâu. Hãy tìm những tài liệu tiếng anh chuyên ngành để có thông tin chính xác nhất.
Bài viết sẽ vắt tắt đi qua một từng thuật ngữ một.
Liên hệ đặt in: Hotline 0943.12.16.18
CMYK
CMYK là từ viết tắt tiếng Anh trong hệ màu, thường được sử dụng trong in ấn, đặc biệt là in offset. Nó bao gồm các màu sau :
C = Cyan (xanh)
M = Magenta (hồng)
Y = Yellow (vàng)
K = Black (Đen).
Khi in ấn, 4 màu này sẽ trộn lại với nhau theo tỉ lệ nhất định, sẽ in đươc bất kỳ màu sắc, hình dạng thiết kế nào. Vì thế trong kỹ thuật in, file in chuẩn màu nhất là file thiết kế được thiết kế bằng hệ 4 màu.
*Hiện tại các phần mềm thiết kế như AI, Corel, ID đều hỗ trợ hệ 4 màu CMYK.
Cách xuất file in chất lượng khi tự thiết kế.
RGB
RGB là từ viết tắt tiếng Anh của hệ 3 màu Red – Green – Blue. Thường được sử dụng để hiển thị màu trên các màn hình máy tính, điện thoại, tivi, thiết bị điện tử… . Trong hệ màu RGB tất cả các màu sẽ được pha trộn từ 3 màu Đỏ, xanh, xanh lam.
*Phần mềm photoshop hiện tại chỉ hỗ trợ hệ màu RGB
Vector
Là khái niệm dùng để chỉ cách mà các phầm mềm mấy tính kết hợp những dấu chấm, đường thẳng, đường công, hình đa giác thông qua phương trình tính toán để tạo thành các vật thể. Khi thay đổi kích thước, phần mềm sẽ tự động cập nhật là vị trí, số lượng các điểm vẽ nên vật thể, giúp các vật thể không bị vỡ dù kích thước lớn thế nào!
Nói một cách đơn giản, file vector tức là bạn thay đổi kích thước thế nào cũng không bị vỡ. Chính vì không bị vỡ khi thay đổi kích thước, nên file vector luôn là sự lựa chọn tốt nhất trong ngành in ấn.
Kích thước thành phẩm
KTTP là kích thước sản phẩm cuối cùng sau khi hoàn thành gấp, đóng cuốn và đưa vào sử dụng
Kích thước khổ trải
Khổ trải là kích thước dàn trải của sản phẩm trên thiết kế hoặc kích thước dàn trải trên 1 mặt in.
-=>Ví dụ: menu A3, cấn 2 đường thì KTTP là 14×29.7cm, khổ trải là A3. Tờ rơi A4 gấp đôi thì KTTP là A5, kích thước khổ trải là A4.
Pantone
Trong thuật ngữ thiết kế in ấn, pantone được hiểu là cách pha màu hay hệ màu thứ 5. Pantone bao gồm hàng ngàn màu khác nhau được pha ra từ 4 màu CMYK cơ bản trong in ấn. Ngoài ra một số loại pantone “xịn” có phân biệt giữa màu in trên giấy coated(giấy bóng), giấy U(giấy không lán), giấy M(giấy mờ), nhựa Q(nhựa đục), nhựa T(nhựa trong).
Tràn lề
Phần dư ra ở 4 phía so với kích thước gốc của thiết kế. Thông thường phần tràn lề mỗi bên là 2mm. Do khi thành phẩm “Cắt” sẽ cắt một số lượng tờ rất lớn. Tất nhiên sẽ có sự sai lệch giữa các tờ rất nhỏ nhưng vẫn có sai sót. Nếu như thiết kế sử dụng trong in ấn mà không tràn lề, khi thành phẩm có thể sẽ bị “lóe trắng”.
Chừa gáy
Khi thiết kế menu, catalogue, sổ tay, voucher book… có đóng gáy. Chúng ta phải tăng kích thước thành phẩm lên để khi đóng gáy không ảnh hưởng đến nội dung.
Gáy gốc : 2.5cm
Lò xo: 1cm
Gáy tạp chí: 1.5cm
Đóng keo may chỉ: 1.5cm
Xem thêm các cách đóng gáy menu, photobook.
Khóa font
Thuật ngữ thiết kế in ấn khóa font trong thiết kế in ấn rất quan trọng. Khi bạn quên khóa font mà gởi file in cho nhà in. Rất có thể bản in ra sẽ bị lỗi font, không thể sử dụng được.
Trong thuật ngữ thiết kế in ấn, khóa font có thể hiểu đơn giản là cách chuyển đổi font chữ sang dạng vector hoặc điểm ảnh. Khi gởi sang máy khác không có font thì cũng không sao.
Mockup
Mockup trong thiết kế in ấn được hiểu là các tạo dựng bản thiết kế lên môi trường thực tế trên máy tính. Giúp người xem có thể hình dung bố cục, sự hài hòa của sản phẩm trong không gian thực tế. Đặc biệt khi thiết kế logo, bảng mẫu logo sẽ tiến hành mockup lên một số môi trường quen thuộc. Để xem khả năng thích ứng của logo với sự biến đổi của môi trường.
Watermark
Cách đánh dấu sản phẩm thiết kế thuộc về bạn, công ty của bạn. Nó là cách đánh dấu sản phẩm thiết kế có bản quyền.
Lorem ipsum
Còn hay gọi là “chữ giả”, lorem ipsum được sử dụng để thay thế cho các phần nội dung chính của thiết kế khi chúng chưa được chuẩn bị sẵn sàng. Sử dụng “chữ giả” để người nhìn có thể hình dung được một thiết kế sẽ có hình dáng như thế nào khi phần nội dung thật được đặt vào sau đó.
Typography
Typography còn được gọi là nghệ thuật sắp đặt chữ. Truyền tải thông tin, ý tưởng thông qua việc kết hợp & sắp đặt chữ cái bắt mắt. Thu hút người xem, người đọc ngay từ lần đầu xem.
Khi đến các công ty in ấn thiết kế chắc chắn những thuật ngữ trong thiết kế in ấn mà chúng tôi giới thiệu trên đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc gì về thuật ngữ thiết kế của ngành in ấn có thể LIÊN HỆ với chúng tôi để giải đáp thắc mắc.
In Đông Dương là công ty có dịch vụ thiết kế theo yêu cầu kết hợp cùng công nghệ in ấn chất lượng cao. Hỗ trợ khách hàng trọn gói từ thiết kế đến in ấn. Đặc biệt, chúng tôi nhận in tất cả các sản phẩm liên quan đến giấy, giấy tự dính(decal). Bạn cần tư vấn về loại sản phẩm nào thì cứ liên hệ để chúng tôi tư vấn thêm.
- Published in bài viết, kinh nghiệm
Mẫu thiết kế Card Visit, Name card
Bạn chưa có ý tưởng thiết kế card visit, ý tưởng thiết kế card visit của bạn bị thiếu, trong bài viết này In Đông Dương giới thiệu tới bạn 1 số mẫu card visit, name card đẹp, và biết đâu đó cũng có thể là 1 gợi ý tốt cho các bạn.
Các mẫu thiết kế card visit đẹp từ kiểu đơn giản đến các loại thẩm mỹ trang trí họa tiết hoa văn phức tạp đảm bảo đây là 1 kho thư viện hình ảnh đẹp cho các bạn tham khảo.
Nghiên cứu xu hướng màu sắc theo tuổi tác và giới tính – thiết kế Đông Dương
Đối với việc xác định được đúng khách hàng mục tiêu của một doanh nghiệp là điều cực kỳ cần thiết đối với mỗi một doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp sản sinh lợi nhuận. Do vậy các thiết kế của bạn cần tiếp cận tối đa đến những người dùng, khách hàng mục tiêu, vì vậy việc chọn lựa màu sắc trong thiết kế cũng là một phần cực kỳ quan trọng trong thiết kế nó giúp cho thiết kế trở nên gần gủi, hài hoà và tạo một quy luật nhịp điều và đồng nhất, giúp người đọc người xem có ấn tượng đối với thiết kế và dễ ghi nhớ các nội dung trong bản thiết kế đó.
Ngoài việc phản ánh sự vật, màu sắc cũng ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận. Về cơ bản nó ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta. Đây cũng là một trong những lý do lớn tại sao các nhà thiết kế phải lưu ý đến sở thích màu sắc dựa trên tuổi tác và giới tính của khách hàng.
Dựa vào nhiều nghiên cứu và đánh giá của các tạp chí cũng như hiệp hội các nhà thiết kế hàng đầu đã có nhiều năm phân tích từng đối tượng, độ tuổi và sở thích của mỗi cá nhân và họ đã đưa ra những kết luận về màu sắc mà chúng ta cần lưu ý khi thiết kế.
Theo nghiên cứu cho thấy sở thích con người, vì vậy nghiên cứu chỉ có thể mang tính tương đối với mỗi người mỗi độ tuổi khác nhau có thể có những sở thích khác nhau thực tế để biết chính xác được màu sắc sở thích của mỗi người chỉ có thể hỏi trực tiếp tuy nhiên như vậy chỉ đúng trong 1 số trường hợp cụ thể, còn đối với các thiết kế mang tính phổ thông nhiều người sử dụng thì bắt buộc phải tuân theo các nguyên tắc chung, và dựa vào các nghiên cứu xu hương màu sắc theo tuổi tác và giới tính
Dưới đây là bảng chi tiết bài viết để chúng ta tham khảo
Xu hướng màu sắc của trẻ e, 1-10 tuổi
Ở độ tuổi này các gam màu sử dụng chủ yếu là xanh lá, xanh dương, hồng, tím, cam, vàng các gam màu tươi tắn trẻ trung có thể còn hơi chóe mắt tạo sự vui nhộn phát triển
Xu hướng màu sắc cho người 11-19 tuổi
Ở độ tuổi này bắt đầu hình thành tính cách riêng của mỗi người do vậy sở thích gam mầu cũng thay đổi nhiều ở độ tuổi này. Họ không còn thích các màu gây chóe mắt nữa thay vào đó là các gam màu ấn tượng hơn và hơi trầm như đỏ đun, xanh dương đậm, đen, xám, trắng, da cam sậm. (In Catalogue)
Xu hướng màu sắc cho người trưởng thành
Ở độ tuổi này sở thích về màu sắc tương đối rộng vì vậy tương đối khó để đưa ra các gam màu chung cho độ tuổi này. Nghiên cứu cho thấy đối với nghành nghề khác nhau cũng có xu hướng sở thích khác nhau. Đối với 1 người thích gam màu này vẫn có thể thích một bản thiết kế với gam màu khác nếu nó đủ quyến rũ mê hoặc. Tuy nhiên thường với độ tuổi >50 thì xu hướng màu sắc các gam màu nhạt sáng.
Bạn đang có nhu cầu thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu hay các sản phẩm khác tờ rơi catalogue… hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đưa ra các giải pháp cũng như màu sắc hợp lý nhất cho bạn.
Kích thước thông dụng cho các ấn phẩm trong nghành In ấn
Những kích thước chuẩn thông dụng trong nghành in ấn
Tại sao lại có những kích thước chuẩn trong nghành in ấn. Câu trả lời là tất cả các quy cách kích thước về giấy đều được quy chuẩn, ngay cả hệ thống máy in cũng được quy chuẩn cùng với kích thước giấy do vậy để tiết kiệm, phù hợp các sản phẩm in cũng nên được đưa về quy chuẩn.
Sai lầm khi chọn sai hay thừa thiếu kích thước in & thiết kế sẽ khiến bạn lâm vào tình cảnh “bi đát”. Hãy xem bảng kích thước chuẩn của tất cả các sản phẩm in ấn hiện nay. Nó chắc chắn sẽ là cứu cánh của bạn trong những trường hợp khẩn cấp. Hôm nay các bài viết sẽ đưa ra các thông số về kích thước cơ bản của danh thiếp, bao thư, voucher, folder, giấy tiêu đề, poster, tờ rơi, brochure tờ gấp, voucher, phiếu quà tặng, thẻ treo, catalogue, in thực đơn… dưới đây.
Những vấn đề về thiết kế và chọn sai kích thước in?
- Không thể đồng bộ với những ấn phẩm in ấn khác. Bạn in một sản phẩm không đúng với kích thước chuẩn, có thể bạn không thể sử dụng chung với các sản phẩm khác. Ví dụ như: in letter sai kích thước bạn không thể bỏ vào máy in, đựng vào folder cũng không vừa. Làm card visit sai, bỏ vào bóp chả vừa, muốn bỏ vào folder cũng chả xong.
- Gia tăng chi phí in ấn. Khi mà bạn chỉ cần bớt đi một vài “mm” bạn đã có thể giảm chi phí in ấn xuống vài trăm thậm chí đến vài triệu, thì bạn lại chọn một kích thước lớn hơn vài “mm”, một trải nghiệm thật tệ. Nhưng nhiều bạn thiết kế không chuyên hiện nay không hiểu được.
- Mất thời gian chỉnh sửa file thiết kế. Điều này thật tồi tệ khi bạn muốn in nhanh – lấy gấp, bạn sẽ bị lỡ cuộc họp quan trọng, buổi hội thảo diễn ra khi không có tài liệu.
Đừng để mình lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười này, hãy xem các kích thước tiêu chuẩn khi in ấn của chúng tôi. Đó là cứu cánh của không biết bao nhiêu khách hàng của In Đông Dương.
Số lượng In cũng ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm:
Khi ghép bài in, bạn nên gọi điện tham khảo chúng tôi tư vấn về số lượng đặt in vì với các kích thước khác nhau số lượng của các sản phẩm chênh nhau vài chục hoặc đối với các kích thước nhỏ có lên tới hàng trăm lại có giá trị như nhau.
Các kích thước chuẩn khi in ấn.
Voucher – giftcard – phiếu giảm giá – gift voucher
Kích thước in voucher, phiếu giảm giá có lợi nhất thường rơi các khoảng: 7 x 15cm, 10 x 20cm, 10 x 15cm.
Thẻ treo – price tag – tag giá
Kích thước chuẩn của in thẻ treo thường là: 8.8 x 5.3cm, 8.8 x 4cm, 4 x 4cm(hình vuông hoặc hình tròn). Những kích thước dưới 8.8 x 5.3cm sẽ có lợi khi in ghép bài.
Túi giấy – Paper Page
Khổ ngang 1: (Ngang 21.5cm x cao 30cm x hông 10cm)
Khổ ngang 2: (Ngang 27cm x cao 37cm x hông 10cm)
Khổ đứng (Ngang 23cm x cao 31.5cm x hông 10cm)
In menu – thực đơn
Đối với in thực đơn menu thì bạn đươc chọn nhiều kích thước đa dạng hơn. Dưới đây là bảng kích thước chuẩn menu, nếu bạn vượt qua kích thước chuẩn => giá in menu sẽ tính = kích thước lơn hơn.
Tờ rơi, brochure, tờ gấp, tờ bướm
In brochure với các kích thước chuẩn: A5 – 14.8 x 21cm, A4 – 21 x 29.7cm, A3 – 29.7 x 42cm
Bao thư – phong bì – bìa thư – envelope
Bao thư lớn đựng vừa tờ A4 – 25 x 35cm
Bìa thư vừa đựng vừa tờ A4 gấp 2 – 16 x 23cm
Phong bìa vừa tờ A4 gấp 3 – 12 x 22cm
Giấy tiêu đề – letterhead
Kích thước chuẩn 21 x 29.7cm.
Folder – bìa hồ sơ
Kích thước chuẩn đựng vừa tờ A4: 22 x 31cm, tay gấp 7cm
Catalogue – Catalog. Profile – Hồ sơ năng lực
Kích thước A4 đứng: 21 x 29.7cm khổ trải 42 x 29.7cm.
Kích thước A4 ngang: 29.7 x 21cm khổ trải 59.6 x 21cm.
Kích thước menu dạng cuốn, dạng tờ
A5: 14.8 x 21cm | làm tròn 15 x 21cm.
A4: 21×29.7cm | làm tròn 21×29.7cm.
A3: 29.7 x 42cm | làm tròn 30 x 42cm
Khổ đứng chuẩn: 16 x 30cm
Kích thước menu mica để bàn.
Thực đơn để bàn loại siêu nhỏ 1: 10 x 15cm
Thực đơn để bàn loại nhỏ: 10 x 21cm
Menu để bàn loai trung: 10 x 18cm
Thực đơn để bàn loại lớn ngang: 30 x 21cm.
Thực đơn để bàn loại lớn đứng: 21 x 30cm
Phiếu thu – hóa đơn bán lẻ – phiếu xuất kho
Kích thước 10.3 x 14.5cm, 14 x 20cm, 13.5 x 29.3cm, 20.5 x 29.5cm.
Card visit – danh thiếp – business card – name card
In danh thiếp có 2 kích thước chuẩn:
In ghép bài: 8.8×5.3cm, nếu bạn tăng kích thước dù chỉ 1mm thì giá in card visit sẽ rất khác biệt.
In bài riêng hoặc in KTS: 9×5.5cm.
Đây là các kích thước đảm bảo: với kích thước này bạn bỏ vừa bất kỳ loại ví bóp nào, bỏ vừa tất các loại hộp card visit, ví đựng card visit, khớp các tay gấp folder.
Qua bài viết này chúng tôi huy vọng quý khách hàng có thêm được nhiều thông tin và kinh nghiệm lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Quý khách hãy liên vui lòng trực tiếp hệ với chúng tôi khi có nhu cầu in ấn cũng như thiết kế các ấn phẩm văn phòng, ấn phẩm quảng cáo như: name card, thẻ quà tặng, voucher, in folder, tờ rơi, brochure, catalogue, profile, giấy tiêu đề, hóa đơn, in menu…
Kinh nghiệm lựa chọn và thiết kế Card visit, name card
Kinh nghiệm thiết kế lựa chọn cardvisit, name card
Hầu hết đối với những người giữ chức vụ quan trọng khi đi giao dịch hay đi tiếp khách hàng khi trò chuyện đều gửi người đối diện chiếc card visit, name card để truyền tải đầy đủ thông tin cá nhân đến cho người đối diện. Qua chiếc card visit name card người đối diện sẽ hiểu được các liên lạc, chức vụ, địa chỉ … của đối phương, khi bạn sử dụng card visit, name card khách hàng sẽ hiểu đối phương là người nghiêm túc trong công việc. Chiếc card visit thường được lưu trong ví do vậy 1 chiếc card visit, name card khá quan trọng.
Khi cầm chiếc card visit lên trông đẹp sang, bố cục dễ nhìn đầy đủ thông tin giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi tìm thông tin để liên lạc. Ngược lại chiếc card sơ sài, thiếu nội dung, bố cục rối mắt, chữ nhỏ khó nhìn, hay chiếc card được làm bằng chất liệu giấy rẻ tiền làm khách hàng không đánh giá cao người đối diện.
Các chất liệu giấy sử dụng cho việc in ấn.
Vậy trước khi đặt in Card visit, name card bạn nên tự đặt câu hỏi nhu cầu của bạn muốn gì khi đặt in card visit. Qua kinh nghiệm của In Đông Dương thì khách hàng thường có 1 trong 3 nhu cầu như sau để bạn lựa chọn:
- Sử dụng card visit quảng cáo sản phẩm, dịch vụ thay cho tờ rơi trực tiếp tiếp thị cho nhiều người. Đối với nhu cầu dưới thì đơn giản chiếc card visit dùng để tiếp thị sản phẩm, dịch vụ. Thông thường với nhu cầu này thì thiết kế tập trung theo hướng đưa sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu nổi lên và cũng là trọng tâm của tờ card. Chất lượng giấy cũng ở mức vừa phải. Giấy thường sử dụng là giấy Ford, Couche hay gọi là giấy C cán 2 mặt hoặc không để tiết kiềm chi phí. Số lượng mỗi lần in có thể lên đấy 100 hộp mỗi lần.
- Sử dụng Card Visit, name card để truyền tải thông tin cá nhân tới khách hàng: bạn là nhân viên, trưởng phòng, giám đốc trong công ty, bạn muốn khách hàng nắm được thông tin của bạn để liên lạc. Đối với nhu cầu này thông thường khi lựa chọn thiết kế 1 mặt các mục sau bạn nên để font chữ to để khách hàng dễ đọc và liên lạc: Tên, chức vụ số điện thoại, email. và là trọng tâm của chiếc card thiết kế đơn giản tinh tế không nên rườm rà, không nên trang trí nhiều gây nhiễu loạn thông tin. Mặt còn lại có thể nhấn nhá trang trí thương hiệu công ty sản phẩm… Bạn nên lựa chọn các loại giấy phổ thông Couche, hoặc tốt hơn nữa là giấy Bristol cán mặt. Bạn nên in số lượng từ 3 – 5 hộp mỗi lần sử dụng. Báo giá In Card Visit
3. Giống mục đích 2 nhưng yêu cầu cao cấp về chiếc card, bạn muốn khẳng định bản thân, hay khách hàng bạn là những người VIP, bạn cần làm nổi tên tuổi cũng như thương hiệu công ty, dịch vụ… Đối với nhu cầu này chất liệu giấy được lựa chọn là giấy mỹ thuật, giấy conqueror, bristol, có thể in offset hoặc in dập nổi, dập chìm, in nhũ kim để tạo cảm giác sang trọng, và trên thẻ nhựa trong suốt cũng là chất liệu cao cấp cho người sử dụng. Về thiết kế nên tinh tế, sang trọng và không quá rườm rà, trọng tâm chủ yếu tập trung vào vẻ đẹp chiếc card visit, name card. Giá thành mỗi hộp cao thường từ 300.000 đ/hộp trở lên tùy thuộc số lượng và chất lượng quy cách in.
Bạn có thể đọc bài viết card visit, name card để tìm hiểu thêm về các mẫu mã chủng loại giấy.
- Published in bài viết
- 1
- 2