Các mẫu lì xì đẹp 2018
Năm cũ Đinh Dậu chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc chúng ta chuẩn bị đón chào năm mới. Trong dịp đầu năm gặp nhau với những lời chúc thì lì xì là điều không thể thiếu với mỗi gia đình. Hầu hết các gia đình ở VN đề có trong túi 1 vài phong bao để lì xì cho người lớn và trẻ nhỏ kèm theo lời chúc mừng. Để có 1 chiếc lì xì thật đẹp và ý nghĩa mời các bạn xem các mẫu lì xì mà đội ngũ thiết kế chúng tôi đã bỏ công sức thời gian lên ý tưởng chuẩn bị cho năm Mậu Tuất này nhé.
- Published in bài viết
Thành phần mực dành cho việc In Ấn
THÀNH PHẦN MỰC DÀNH CHO IN ẤN
Mực in ấn là dạng hỗn hợp gồm nhiều thành phần khác nhau được pha trộn theo tỉ lệ nhằm điều chỉnh các tính chất khác nhau của mực như độ nhớt, độ dính, tốc độ khô, độ pH … Hỗn hợp các chất từ vô cơ, hữu cơ, công thức mực in khác nhau quyết định màu sắc khác nhau cũng như quyết định tính chất của mực in phục vụ cho các quá trình in khác nhau.
Nguyên liệu chủ yếu dành cho sản xuất mực in bao gồm các loại bột màu, dung môi và các chất phụ gia, chất kết dính.
– Nhựa: Liên kết các thành phần trong mực và giúp mực được bám chắc và kết dính vào bề mặt được in.
– Dung môi:Tạo dòng chảy và giúp mực truyền lên bề mặt vật liệu in
– Bột màu: dùng để tạo màu sắc cho mực in
– Phụ gia: Cải thiện các tính chất cần thiết cho mực in.
Bột màu truyển thống gồm hai loại hữu cơ và vô cơ. Bột màu vô cơ được làm từ các khoáng tự nhiên, trong khi loại hữu cơ được làm từ các hợp chất hóa học nhân tạo. Phần lớn những bột màu hữu cơ truyền thống sử dụng trong công nghiệp, đời sống đều có chứa các thành phần kim loại nặng, độc hại như cadmium, chì, chrom, selenium hay cobalt… Những nguyên tố này không chỉ độc hại với sức khỏe con người mà còn gây ô nhiễm môi trường đáng kể
Nhiều người cảm thấy việc tiếp xúc với các chất màu độc hại với số lượng nhỏ như vậy sẽ không có nguy hiểm cho sức khỏe của họ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng liều lượng nhỏ các chất độc hại có thể tích tụ lại gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người thường xuyên tiếp xúc với nó về sau. Do đó, những bột màu chứa các kim loại nặng cần phải được loại bỏ hoặc hạn chế sử dụng trong công nghiệp.
Trong công nghiệp in ấn hiện đại ngày nay, ngoài hai loại mực in hữu cơ và vô cơ, còn có loại Mực in sinh học (Bio ink) được làm từ các tế bào sống có thành phần chính là gelatin, đây là loại vật liệu sinh học có nguồn gốc từ collagen, một thành phần chính của mô. Loại mực in sinh học Bio Ink này giúp bảo vệ môi trường, không gây độc hại đến sức khoẻ và an toàn cho người sử dụng.
So sánh công nghệ in Offset và kỹ thuật số
Các loại mực in dùng cho việc in ấn của Công ty CP Kỹ thuật In Đông Dương được nhập khẩu hầu hết từ các thị trường uy tín trên thế giới như Nhật, Mỹ… Mực in nhập khẩu vừa giúp đảm bảo trang in chất lượng cao, rõ nét mà còn an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là nhân viên văn phòng, nhất là nhân viên văn phòng phải tiếp xúc với mực in và máy in thường xuyên, giảm bớt phải hít phải những hóa chất độc hại.
- Published in bài viết
Tổng hợp 10 kỹ thuật In
Tổng hợp 10 kỹ thuật in cơ bản trong ngành In ấn
- In lụa
In lụa là một trong những kỹ thuật in cơ bản có từ lâu đời. In lụa là tên thông dụng do giới thợ in đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới. In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy… hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.
In Offset là 1 trong những kỹ thuật in phổ biến nhất hiện nay, sản phẩm in offset chủ yếu là trên giấy trong đó các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.
In offset cũng là một kỹ thuật in cơ bản được nhiều người ưa chuộng.
- In AB
Là kỹ thuật in cơ bản trên hai mặt giấy có nội dung hoàn toàn khác nhau. sau khi in mặt thứ nhất (A) phải tiến hành thay toàn bộ bộ bản kẽm mới để in mặt thứ 2 (B). In AB giá thành cao hơn in Tự trở vì phải xuất 2 bộ film, công in thường cao hơn gấp đôi. Thường dùng cho in báo, in catalogue.
Tìm hiểu 10 kỹ thuật in cơ bản trong ngành in ấn hiện nay
In AB là một trong những kỹ thuật in cơ bản hiện nay.
- In proof:
Bản in mẫu dùng để test màu file thiết kế và mầu sắc của máy in đạt chuẩn đến đâu. Bảng in proof thường được dùng để khách hàng ký duyệt màu sắc bản in. Cần lưu ý rằng bản in proof là tiêu chuẩn để in dùng cho in offset về màu sắc không phải in trên máy in mầu với công nghệ in phun hay in lazer.
- In thạch bản:
Còn gọi là in litô, in đá, là một phương pháp in ấn trên bề mặt nhẵn. Một kỹ thuật tương tự đã được phát triển để sản xuất các thiết bị bán dẫn và MEMS.
- In tự trở
Là cách in hai mặt hoàn toàn giống nhau. Sau khi in xong một mặt máy sẽ tự trở đầu lại để in mặt thứ 2.
- In Typo
Đây là phương pháp in đầu tiên và cổ xưa nhất được phát minh bởi người Trung Quốc nhưng ông tổ của ngành in là người Đức – Johannes Gutenberg. Nguyên lý in Typo là in cao tức là trên khung in Typo các hình ảnh, chữ… nằm ở trên, cao hơn phần không in, khi in chúng ta chà mực qua bề mặt khung in, các phần tử nằm cao hơn sẽ nhận được mực và sau đó khi ép in, mực sẽ truyền qua bề mặt chữ in và tạo ra hình hoặc chữ cần in.
- In UV:
Là sử dụng mực UV trong quá trình in ấn – Khi sử dụng mực in lụa UV thì ta sẽ tạo ra được nhiều hiệu ứng rất “ART” và in được trên nhiều vật liệu với năng suất & chất lượng cao.
- In vỗ bài:
Là việc các thợ in canh bài in, cụ thể là họ điều chỉnh 4 bản kẽm chồng một cách tuyệt đối lên nhau và canh màu sắc cho đúng với bảng in proof.
- In Flexo
In flexo (flexography) là kỹ thuật in nổi, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết..) trên khuôn in nằm cao hơn các phần tử không in. Hình ảnh trên khuôn in ngược chiều, được cấp mực bằng trục anilox, sau đó truyền mực trực tiếp lên vật liệu in qua quá trình ép in. In flexo được sử dụng để in các sản phẩm như: in thùng carton,in các loại decal nhãn hàng hóa, in các loại màng…
- Published in bài viết
Định lượng giấy là gì?
Thế nào là định lượng giấy? Bạn đã từng nghe qua và hiểu về nó chưa? Trong nghành in ấn nói chung thì đây là 1 khái niệm rất cơ bản giúp mọi người biết được giấy dầy hay mỏng. Nó có trong tất cả các lĩnh vực cần đến sự chính xác, nhưng đặc biệt quan trọng trong ngành bao bì. Hôm nay chúng ta hãy bỏ chút thời gian để đọc và hiểu thêm về nó nhé.
Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận cho định lượng giấy?
Hiện nay ở Việt Nam, có khá nhiều các tổ chức chứng nhận quốc tế đang hoạt động định lượng. Ví dụ như SGS (Thuỵ sỹ), ITS (Mỹ), BVQI (Anh), DNV (Na Uy), TUV Nord (Đức), Apa (Pháp), QMS (Úc)… Tất cả các tổ chức này đều cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và một số tiêu chuẩn khác.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do họ cấp thì cũng được công nhận ở Việt Nam. Đồng thời, nó được công nhận ở hầu hết các nước khác trên thế giới. Trong đó, Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng Quốc tế được cấp bởi SGS về định lượng giấy được đánh giá là đáng tin cậy và đảm bảo chất lượng quốc tế.
Định lượng giấy là gì?
Khi xác định mật độ khối lượng theo diện tích của vật liệu mỏng, người ta dùng khái niệm định lượng. Định lượng giấy được định nghĩa bằng khối lượng của tấm vật liệu giấy đó với diện tích của một đơn vị diện tích chuẩn. Nó được đo bằng thương số giữa khối lượng vật liệu trên một đơn vị đo diện tích (ví dụ theo đơn vị đo g/m² tức gsm).
Và chính xác là định lượng giấy tính theo cân nặng của một tờ giấy trên diện tích chuẩn là 1m2 với đơn vị biểu thị là g/m2
BẠN ĐÃ HIỂU VỀ ĐỊNH LƯỢNG GIẤY, định lượng giấy.
Tại sao phải xác định định lượng giấy?
Với mỗi định lượng giấy khác nhau sẽ sản xuất ra những loại thùng carton có chất lượng khác nhau, phù hợp với những mục đích sử dụng khác nhau. Do đó xác định định lượng giấy sản xuất thùng carton là một yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm trong quá trình sản xuất.
Các doanh nghiệp cần phải xác định do tính chất và độ bền của giấy phụ thuộc chủ yếu vào định lượng giấy. Bên cạnh đó, định lượng giấy sản xuất thùng carton còn ảnh hưởng đến việc xác định phương án thiết kế và thành phẩm. Và tất nhiên, điều đó sẽ tác động tới giá thành thùng carton.
Cảm ơn các bạn đã cùng chúng tôi đọc bài viết
- Published in bài viết
Phân biệt chủng loại giấy
Phân biệt chủng loại giấy dùng cho ngành in offset và kỹ thuật số
Giấy in là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong việc in ấn. Trên thị trường in ấn hiện nay giấy in có rất nhiều chủng loại mẫu mà kiểu dáng. Không chỉ có các nhà thiết kế in ấn và chuyên viên về in ấn mới hiểu về các loại giấy. Là một người in bình thường, bạn cũng có thể tìm hiểu các loại giấy cơ bản một cách dễ dàng và đầy thú vị.
Khái niệm về cách gọi tên giấy in:
Cách gọi tên giấy thông thường như sau: Tên giấy + định lượng ( Định lượng giấy là gì? )
Ví dụ sản phẩm in giấy C200 là: in trên giấy Couche định lượng 200 gms
Tên giấy: Có nhiều loại, sẽ có khái niệm về những loại giấy thông dụng.
Các loại giấy in trong in offset và in Kỹ thuật số
Giấy In Couche C
Giấy Couche (COATED ART PAPER) là loại thường có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng. Dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, cardvisit, poster, brochure …Định lượng vào khoảng 90-300g/m2.
Ngoài ra, còn có Couche Matt cũng tương tự nhưng không phản xạ ánh sáng, thường được dùng để in các loại tạp chí cao cấp. Giấy couche matt có bề mặt không bóng láng, do đó các ấn phẩm in bằng giấy này khi đọc sẽ đỡ mỏi mắt hơn do không bị chói. Một đặc điểm là in trên giấy couche matt thì lâu khô hơn so với giấy couche thông thường, ngoài ra giá thành cao hơn và có ít lựa chọn hơn về khổ giấy, định lượng giấy.
Giấy In Bristol
GIẤY BRISTOL (Bristol Board), Đây là loại giấy có bề mặt hơi bóng, mịn, độ dính mực vừa, vì thế in offset đẹp, thường dùng in hộp, in ấn bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster , thiệp cưới, thiệp mời … định lượng loại giấy này thường thấy ở mức 200 – 350g/m2.
Giấy Bristol là loại giấy bìa (board) không tráng phủ (uncoated), bề mặt giấy được cán láng hoàn thiện. Nó thường có vài lớp giấy ép lại với nhau nên cứng và nặng. Có 2 loại mặt giấy: nhẵn mịn phù hợp cho bút và mực in, hoặc hơi sần nhẹ (vellum) phù hợp cho bút chì, phấn, than .
Giấy In Ford.
Giấy Ford hay còn gọi là giấy Fort (Woodfree). Đây là một loại giấy phổ biến và thông dụng, thường thấy nhất hàng ngày là giấy A4 trong các tiệm in ấn nhỏ như photocopy , định lượng loại giấy này thường là 70-80-90g/m2 … Giấy ford có đặc điểm là có bề mặt nhám, mực in bám rất tốt, loại giấy này cũng được dùng in túi giấy giá rẻ làm bao thư, giấy note, letter head (giấy tiêu đề), giấy in hóa đơn, vở viết học sinh …
Giấy In Ivory
Giấy IVORY là loại giấy dày không tráng phủ (uncoated) chất lượng rất cao, cứng và có độ đàn hồi tốt. Mặt giấy thường là màu trắng (hoặc các màu sáng), độ mịn. Cũng tương tự như Bristol, nhưng chỉ có một mặt láng, mặt còn lại sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm (Giấy được dùng làm bao bì thực phẩm thường phải được kiểm định an toàn thực phẩm khi được sử dụng làm vỏ hộp, vỏ bao bì thực phẩm).
Giấy In Duplex
Giấy Duplex có bề mặt trắng và láng gần giống với Bristol, mặt còn lại thường sẫm. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước khá lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng giấy thường trên 300g/m2 Giay Duplex
Giấy In Crystal
Giấy Crystal có một mặt rất láng bóng gần như có phủ lớp keo bóng vậy, mặt còn lại nhám, thường xài trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm… Giấy Crystal là loại giấy thường sự dụng để in phim ảnh, bìa tập sách cao cấp, hộp bao.
– Ngoài ra, có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc … in bằng khen, thiệp cưới … các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa …
Giấy In Mỹ Thuật
Giấy mỹ thuật thường được xem là dòng giấy cao cấp sử dụng trong công nghệ in ấn. Đa dạng chủng loại, màu sắc, hoa văn, đường gân… giấy in mỹ thuật được ứng dụng cho các sản phẩm cao cấp mang tính thẩm mỹ cao do vậy giá thành khá đắt ứng dụng các sản phẩm như: card visit, name card, bằng khen, chứng chỉ, giấy mỹ thuật mang lại sự sáng tạo cá tính cho bất cứ sản phẩm nào.
Giấy mỹ thuật có rất nhiều màu sắc. Ta có thể chọn màu ưu thích, không cần phải in phủ màu lên, chỉ cần in thông tin lên cũng đủ mang lại sắc thái đặc biệt của sản phẩm.
Loại giấy này thường khá mỏng, từ 180 gsm -250 gsm rất nhiều. Loại từ 280 gsm – 350 gsm khá hiếm.
Giấy tráng phủ
Là loại giấy được tráng phủ thêm các loại hóa chất khác nhau (thực tế thì loại giấy này không có hoặc rất ít thành phần của giấy chủ yếu thành phần là nhựa) để đáp ứng được thêm 1 số công dụng nhất định mà loại giấy thông thường không đáp ứng được như: chống thấm nhước, chịu được nhiệt độ ngoài trời nóng hay lạnh, hoặc tạo thêm các hiệu ứng trên bề mặt như giả kim loại, ánh 7 màu…
- Giấy decal Bạc: Là loại giấy có màu sắc giống hệt ánh kim loại nhôm, chịu được nước, tuy nhiên loại giấy này khó bắt các loại mực thông thường như mực offset, mực in phun, mực in laserloại giấy này thường được sử dụng làm tem nhãn dán tên nhãn phân biệt các loại máy móc.
- Giấy decal 7 màu: Loại giấy này có các đặc tính giống hệt decal bạc, chỉ có màu sắc loại giấy này óng bảy màu chứ không phải ánh kim loại, loại này cũng thường sủ dụng dán tem nhãn các sản phẩm, do tính thẩm mỹ cao.
- Giấy decal vỡ: Là loại giấy có đặc tính giòn nên khi dán 1 lần không thể bóc ra được nếu cố tình bóc giấy sẽ bị vỡ ngay. Loại giấy này thường được sử dụng để làm tem bảo hành, tem niêm phong các chi tiết, vị trí mà người bán không muốn người sử dụng tháo gỡ…
- Giấy Decal trong: Thành phần chủ yếu là nhựa PP không có thành phần của giấy, có đặc tính trong suốt khó bắt mực…
- Giấy decal PP: Là loại giấy có thành phần chủ yếu là nhựa PP không có thành phần giấy, có màu trắng, bắt mực, chịu được nhiệt độ ngoài trời, hay trong tủ lạnh, tủ đông do đặc tính co giãn tốt, chống nước. Đây là loại giấy được sử dụng rất nhiều trên thị trường hiện nay, dán decal ô tô, xe máy, dán tem, nhãn các sản phẩm đông lạnh, dánh poster áp phích quảng cáo ngoài trời….
- Giấy decal: Là các loại giấy thông thường nhưng mặt sau được bôi thêm lớp keo dính, có các đặc tính như giấy thông thường. Loại decal giấy này cũng dùng làm tem dán các sản phẩm thông thường.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết của In Đông Dương. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì đừng ngần ngại hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline: 0943.12.16.18
Xin cảm ơn!
- Published in bài viết
Kinh nghiệm In ấn
Kinh nghiệm in ấn!
Hầu hết với mỗi người đều ít nhất vài lần va chạm đến việc in ấn. Việc in ấn xuất hiện mọi nơi trong các sản phẩm chúng ta đang sử dụng hiện nay. Hôm nay In Đông Dương sẽ cùng các bạn phân tích các kinh nghiệm và một số mẹo nhỏ để khi chúng ta đi in không bị thiết sót cũng như tiết kiệm chi phí nhé.
- Số lượng càng nhiều càng tiết kiệm chi phí In ấn
Việc in có thể với bất kỳ số lượng nào từ ít đến nhiều. Với số lượng in thấp công nghệ in thường sử dụng những máy có công suất thấp như máy in phun hay máy in laser kỹ thuật số. Với cách in này thời gian triển khai nhanh chóng có thể lấy được luôn tuy nhiên với số lượng nhiều thì công nghệ này không thích hợp vì tốc độ hạn chế giá thành cao do mực in khá đắt. Với số lượng nhiều từ 300 – 500 bản in cùng 1 nội dung trở lên thường được sử dụng công nghệ in Offset để tối ưu tốc độ cũng như giá thành. Do công nghệ in Offset dùng lô cuốn nên các bản in chênh lệch số lượng trong khoảng 500 bản giá thấp đi rất nhiều do lúc này lô cuốn in Offset hay mực in không thay đổi chỉ thay đổi về số lượng giấy. Như vậy thay vì bạn in 500 bản thì việc in 1000 bản sản phẩm nhiều hơn và chi phí giảm đi rất nhiều so với in nhiều lần. Thông thường chi phí tiết kiệm khoảng trên 20%.
- Lựa chọn số lượng phù hợp với nhu cầu.
Rõ ràng việc in offset tiết kiệm rất nhiều cho người sử dụng tuy nhiên mục đích in mới là quan trọng. Với các sản phẩm in đầu tiên các nội dung vẫn còn chưa chính xác, phù hợp, hay với nhiều doanh nghiệp các sản phẩm nội dung liên tục thay đổi thì việc in số lượng lớn sẽ không phù hợp trong trường hợp này in kỹ thuật số là phù hợp.
- Màu sắc in:
Màu sắc khi in sẽ không được tươi và đẹp như trên máy tính. Do hệ màu in sử dụng 4 màu cơ bản là CMYK còn trên máy tính sử dụng hệ màu RGB. Màu sắc in trên các chất liệu giấy khác nhau sẽ cho ra màu khác nhau sự chênh lệch này khoảng từ 5-10% chưa kể đến việc cán màng cho bản in như cán mờ cán bóng cũng ảnh hưởng đến màu sắc in. Việc để màu sắc được chính xác như bản thiết kế đòi hỏi kinh nghiệm ở người thiết kế và thợ đứng mày xưởng In
- Phần mềm thiết kế
Thông thường in màu 2 phần mềm nổi tiếng được mọi người sử dụng là: Corel Draw và Illustrator, ở Việt Nam Corel Draw được sử dụng phổ biển nhất chiếm đến 70-80%. Phần mềm Corel Draw ra đời trước do vậy các máy in nhận diện các bản thiết kế từ phần mềm này được sát với thực tế hơn. Còn Illustrator là phần mềm mạnh được thế giới sử dụng nhiều hơn trên thế giới, không bị lỗi khi đọc các file thiết kế ở các phần mềm khác nhau.
Bài viết về nghành công nghiệp in
- Published in bài viết
- 1
- 2