Cách tính báo giá in offset
Wow hôm nay In Đông Dương sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu 1 chủ để khá thú vị đối với mỗi người đi đặt in ấn. Đó là cách tính báo giá in ấn, in offset.
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều luôn có 1 vài thắc mắc khi đặt in như: “sao in ít thì chi phí cao vậy, còn in nhiều rẻ hẳn đi”, “từ một máy in in ra in bao nhiêu thì dừng lại tại sao chi phí in nhiều lại rẻ hơn vậy…” “làm thế nào để tôi có thể tính được báo giá in offset” và vô số những thắc mắc về chuyện in ấn nữa. Tuy nhiên hôm nay In Đông Dương sẽ bật mí cho các bạn biết những cách tính báo giá in offset để các bạn phần nào hiểu được nhé. Đầu tiên các bạn sẽ phải hiểu chút ít về công nghệ in offset.
Báo giá in Offset
Công nghệ in offset là gì mời bạn tìm hiểu bài viết. Như vậy với công nghệ in offset dù bạn làm ít hay làm nhiều 1 trong những chi phí cố định bạn phải chịu đó là:
- Bản kẽm. Mỗi lần in cho một nội dung là cần tối thiểu 1 bộ kẽm bao gồm 4 màu khác nhau để hình thành bài in của bạn, có những bài in chúng tôi sử dụng đến >30 bộ kẽm, trừ những bài in 1 màu thì chỉ cần in 1 kẽm và thường chỉ dùng 1 lần. Khổ kẽm in to nhất là khổ 79×109 cm còn khổ nhỏ nhất là 26×36 cm. Kích thước khổ kẽm cũng ảnh hưởng nhiều đến giá thành kẽm
- Giấy bù hao: Đây là số tờ giấy để in thử trong khi thợ in căn chỉnh màu. Thông thường sau khi lên kẽm bản in xuất ra không bao giờ khớp màu, 1 vị trí cần từ 2-4 màu chồng vào nhau chính xác (CMYK) để tạo ra 1 màu nhưng chưa chuẩn khớp nên xảy ra hiện tượng bị nháy mực, xung quanh hỉnh ảnh bị loang 1 trong 4 màu CMYK. Do vậy đòi hỏi người thợ in phải in nháp rồi chỉnh khớp trên máy để các vị trí bản kẽm vào khớp. Thông thường chỉ lệch chưa tới 1mm nhưng để dừng máy offset chạy và chỉnh cũng phải mất hơn 10 bản in từ khi bấm nút dừng. Do vậy tay nghề thợ in càng cao thì số lượng bù hao càng ít. Tuy nhiên số lượng bù hao này cho mỗi mặt in thông thường cho phép 100 bản, chưa cộng số lượng bù hao nếu in 2 mặt.
- 1000 lượt in đầu tiên: Bạn biết không thời gian để lắp bản kẽm và căn chỉnh mực đối với thợ lành nghề mất tối thiểu 10p, và mỗi lần in xong cần phải tháo bỏ vệ sinh máy cũng cần khoảng 10p nữa, như vậy chưa tính thời gian in thì mỗi bài in cần đến khoảng 20p, tốc độ máy in offset đạt 80 – 120 bản in/ phút, như vậy 1000 lượt in đầu tiên của bạn mất chưa đầy 13 phút. Do vậy các nhà in thống nhất chi phí cho 1000 lượt in đầu tiên là chi phí tối thiểu dù bạn có in 200 hay 500 lượt thì bạn vẫn phải chịu chi phí này
- Khuôn bế: Nếu sản phẩm in của bạn cần các nếp gấp hay rãnh xé, có hình thù uốn lượn… thì bài in của bạn tiếp tục có riêng 1 bộ khuôn, gọi là bộ khuôn bế, sản phẩm vỏ hộp giấy sử dụng nhiều khuôn nhất, có những loại vỏ hộp giấy cần đến hơn 4 bộ khuôn, do đó các sản phẩm liên quan đến vỏ hộp giấy dày có giá thành cao. Mỗi bộ khuôn khi lên máy bế thì lại mất khoảng 5-20 tờ giấy để chỉnh. Tuy nhiên bộ khuôn bế này có thể dùng nhiều lần về sau.
- Các chi phí khác nếu sử dụng:
- Cán màng: Màng nilon được cán bằng nhiệt độ, chi phí cán màng nilong được tính theo m2 tuy nhiên nếu số lượng màng cán ít quá và để vận hành 1 lô nhiệt cán màng bạn cũng phải chịu chi phí đó. Thông thường chi phí bằng 50m2 cán màng
- Xe vận chuyển và các chi phí khác: Bạn biết không chẳng có xưởng in nào trong kho đủ giấy cho tất cả các khách hàng sử dụng cả mỗi lần in họ đều phải gọi giấy từ các kho giấy chở đến và chẳng có chuyện ship miễn phí cho khách hàng đâu, vì nhà in cũng phải trả phí cho người đi ship, cùng 1 chuyến bạn chở nhiều sẽ rẻ đi còn bạn chở ít chi phí vẫn vậy, bạn nhớ nhé.
Qua bài viết này In Đông Dương hy vọng các bạn đã hiểu phẩn nào về cách tính báo giá In Offset. Hy vọng mỗi khách hàng đến với In Đông Dương là đối tác lâu dài và In Đông Dương là người bạn tin của của Quý khách.
- Published in bài viết, báo giá, kinh nghiệm
In hóa đơn bán lẻ, Order
Chúng tôi chuyên in hóa đơn bán lẻ, quyển order, phiếu nhập xuất kho, Phiếu thu chi các loại…. Đừng ngần ngại hãy gọi chúng tôi để được tư vấn.
Hotline/ Zalo: 0943.12.16.18 (miễn phí thiết kế, giao hàng toàn quốc)
Giá in tại xưởng
Với công nghệ in offset tân tiến, đảm bảo chất lượng in được chất lượng sắc nét, tốc độ trên 100 trang/1 phút mà giá thành thấp nhất đảm bảo những khách khó tính nhất cũng hài lòng với sản phẩm in của chúng tôi.
Quyển hóa đơn bán lẻ hay phiếu thu chi, quyển order, phiếu nhập xuất kho. được chia làm 2 loại:
+ Loại 1 liên: sử dụng chủ yếu là giấy bãi bằng có định lượng khoảng 58gms, được đóng sổ 100 tờ/ quyển và được gia công rãnh xé ở đầu mỗi quyển giúp việc xé dễ dàng và thẩm mỹ.
+ Loại 2 liên, 3 liên: là loại hóa đơn khi viết lên tờ đầu các thông tin cũng được lưu ở liên thứ 2 hoặc thứ 3. Liên thứ 2 hoặc thứ 3 này thường dùng để giao cho khách giúp tiết kiệm thời gian ghi chép và cũng lưu được thông tin cần thiết. Giấy carbon 2 liên, 3 liên được chúng tôi nhập khẩu từ Indonesia do vậy các chữ lưu ở liên 2 và 3 được thực sự đảm bảo sắc nét không bì mờ khó nhìn như các đơn vị khác vẫn sử dụng các loại giấy carbon kém chất lượng
Với công nghệ in offset 4 màu bạn dễ dàng có thể đặt logo hay các thông tin nhận diện thương hiệu của bạn làm cho quyển hóa đơn, order… được trở nên bắt mắt.
Với nhiều năm kinh nghiệm in ấn và thiết kế , cùng hệ thông nhà xưởng sản xuất trên dây truyền hiện đại chúng tôi luôn cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm hài lòng nhất.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận ưu đãi hấp dẫn và báo giá nhanh nhất nhé !
- Published in hóa đơn
Kỹ thuật ép kim
Nếu bạn từng làm trong lĩnh vực in ấn hẳn đã nghe nhiều về ép kim, còn những người chưa hoạt động trong lĩnh vực in ấn thì có thể từng nghe về ép kim rồi hoặc đã nhìn thấy các sản phẩm ép kim rồi nhưng chưa biết ép kim làm gì. Thì qua đây In Đông Dương cùng các bạn tìm hiểu về kỹ thuật ép kim nhé.
Định nghĩa về ép kim: Ép kim là kỹ thuật dùng các khuôn bằng kẽm hoặc đồng được gia công nổi dương hoặc âm sử dụng áp lực, nhiệt độ ép foil kim loại cực mỏng lên bề mặt sản phẩm. Sản phẩm có thể là giấy da hoặc nhựa…
Màu sắc: Foil ép kim có khá nhiều màu sắc, từ bạc, vàng tay, vàng ta, xanh dương, xanh lá đỏ …. Ép kim là kỹ thuật được sử dụng từ lâu đời nhằm làm nổi bật các chữ hoặc logo , hoặc các họa tiết do có màu ánh kim trên bề mặt các sản phẩm in offset, qua đó làm tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Về bản chất kỹ thuật ép kim gần giống với in metalize tuy nhiên in metalize cao cấp và tính thẩm mỹ cao hơn ép kim. Giá thành ép kim cũng thấp hơn so với in metalize.
Ép kim kết hợp thêm 1 vài kỹ thuật sau đây để làm tăng tính thẩm mỹ sản phẩm:
+ Thúc nổi thúc chìm: Đây là kỹ thuật làm nôi hoặc chìm vị trí ép kim so với bề mặt sản phẩm tạo gờ qua đó nhấn mạnh vị trí cần ép kim
+ Ép kim bóng hoặc mờ sản phẩm đây là 2 hiệu ứng vị trí ép kim, ép bóng tạo độ phản sáng cao hơn, còn ép mờ bề mặt mịn màng tinh tế.
Hầu hết các sản phẩm in đều có thể sử dụng thêm kỹ thuật ép kim để tăng tính thẩm mỹ, như túi giấy, hộp giấy, lì xì, lịch tết, thiệp mời, phong bì, bằng khen…
Đây là 1 kỹ thuật khác đơn giản và nhanh đã được sử dụng rộng rãi từ lâu, yêu cầu tính thủ công kể cả khi có máy áp lực, do vậy đòi hỏi người thợ phải nhiều kinh nghiệm để sản phẩm ép kim được bám tốt trên sản phẩm không bị gãy, bong tróc.
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã nắm được về kỹ thuật ép kim!
- Published in cardvist
In màng Metalize là gì?
Giới thiệu
Công nghệ in ấn ngày nay ngày càng phát triển, ngoài việc thể hiện nội dung truyền tải đến người tiêu dung thì công nghệ in ấn còn phải tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm qua đó cũng là cách nâng cao thương hiệu sản phẩm, 1 trong những công nghệ được sử dụng khá phổ biến hiện nay được xuất hiện từ những năm 80 trên thế giới đó là công nghệ in metalize. Vậy in metalize là gì, ứng dụng, tính chất, thẩm mỹ của công nghệ in này ra sao, qua bài viết này các bạn hãy cùng In Đông Dương cùng tìm hiểu về công nghệ in metalize này nhé.
In Metalize là gì?
Từ Metalize hay còn được gọi là Metallized (kim loại hóa), in Metalize là 1 công nghệ in 1 lớp màng kim loại cực mọc ~ 4 micron, lớp kim loại này thông thường là nhôm hoặc niken và crôm và được sản xuất với màu sắc đa dạng kể cả độ dày, lớp metalize càng dày thì tính chống thấm bảo vệ bề mặt càng cao tuy nhiên giá thành cũng sẽ cao hơn.
So với kỹ thuật ép kim thúc nổi đều là ép lớp màng kim loại cực mỏng lên bề mặt. Thì công nghệ in metalize có nhiều ưu điểm hơn như độ thẩm mỹ cao hơn do tạo được nhiều hiệu ứng kim loại hơn trên bề mặt, màng metalize không bị hiện tượng bong tróc trên bề mặt như ép kim tuy nhiên giá thành cũng cao hơn.
Thiết kế in ấn màng Metalize
Việc thiết kế để in ấn trên màng metalize cũng đòi hỏi khác so với in 4 màu offset. Với công nghệ in offset làm 4 màu chồng lên nhau. Màng Metalize đòi hỏi người thiết kế phải có kinh nghiệm riêng đối với vật liệu này.
Kỹ thuật in màng Metalize
Ngoài việc cán lớp màng được sản xuất sẵn các màu như vàng 24k, bạc, xanh lá, đỏ… nhà sản xuất còn cán thêm lớp pe để bảo vệ bề mặt. Các kỹ thuật được khác được thêm vào sau công đoạn cán màng metalize để tăng tính thẩm mỹ, hiệu ứng như: trạm cát, chiết quang, 3d light, bế nổi, rắc kim tuyến… Các kỹ thuật này mới thực sự làm nổi bật tính thẩm mỹ của màng metalize
Màng metalize dùng để thay thế Alumium foil, foil kim loại, trong vài lĩnh vực. Dùng để cải thiện tính chất chống thấm của các sản phẩm, đạt sự cân bằng thích hợp các tính chất chốn thấm đặc trưng, hình dáng và phù hợ với các thiết bị gia công. Tùy thuộc vào chiều dày của lớp mạ trên màng mà nó cải thiện thêm các tính chất tự nhiên cảu màng nền. Ví dụ màng MOPP có tính chât chống ẩm cao hơn OPP 20 lần.
Các loại màng Metalize thông dụng.
– MOPP: OPP Metalized- màng OPP (nên) mạ lon kim loại hơi sáng (Si)
– MPET: Polyester Metalized- màng PET (nền) mạ lon kim loại trắng sáng bóng (Si)
– MBON: Nylon Metalized- màng PA (nền) mạ lon kim loại trắng hơi sáng (Si)
– MCPP: CPP Metalized- màng CPP (nền) mạ lon kim loại trắng mờ (Alumium)
Chú ý: Cần phân biệt màng mạ và màng in lên màng bằng mực Metalized (loại mực kim loại)
Trên thị trường hiện nay có xuất hiện các loại màng MPET in mực Metalized lên bề mặt, loại này có khuyết điểm như sau:
– Bong tróc Metalized tùy thuộc vào độ bám dính của lớp mực đó.
– Khi bế hộp thì bị bể các cạnh hay các góc
– Khi chiếu tia tử ngoại vào thì lớp Metalize sẽ bị đổi màu chuyển sang màu xám xì.
– Dùng dao cạo trên bề mặt thì sẽ tróc ra các mảnh vụn Metalize.
– MPET chỉ có 1 màu trắng bạc mà thôi, nếu muốn có nền màu gì thì tự in nền màu đó.
– In trên mặt Meltalize thì mực không bám được hoặc có bám thì cũng bị lột ra từng mảng.
Ứng dụng màng Metalize:
Màng Metalize được sử dụng ngày 1 rộng rãi trên thị trường và thường được dung cho các sản phẩm cao cấp, các sản phẩm được sử dụng như:
Vỏ hộp: vỏ kem đánh răng, vỏ chai rượu, vỏ hộp rượu, vỏ hộp thuốc…
Thiệp chúc mừng, lì xì.
Lốc lịch treo tường, lịch bàn.
Túi giấy
Bìa sách, tạp chí, Catalogue…
Có thể nói in metalize là 1 xu thế tất yếu của thị trường khi người dùng ngày càng đòi hỏi tính thẩm mỹ cao chất lượng.
Bạn có thể tìm đơn vị in màng metalize ở Hà Nội chỗ nào: Chúng tôi In Đông Dương là đơn vị chuyên in ấn, sản xuất và gia công các loại màng metalize, với bề dày kinh nghiệm các sản phẩm in ấn của chúng tôi đạt chất lượng, thẩm mỹ và giá thành cạnh tranh. Bạn hãy gọi cho chúng tôi khi có thắc mắc và nhu cầu về in ấn.
Qua bài viết này hy vọng các bạn đã hiểu hơn về công nghệ in màng metalize là như thế nào.
- Published in cardvist
In hộp giấy
Bạn cần 1 chiếc hộp giấy thật đẹp tinh tế, chất lượng để đựng những sản phẩm của bạn tặng cho đối tác hay trưng để trưng bày. Với nhu cầu số lượng chiếc hộp giấy tùy theo yêu cầu của khách hàng. Bạn băn khoăn cần đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong nghành in ấn gia công hộp giấy để tư vấn cho bạn. Hãy đến với In Đông Dương chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn để mỗi khách hàng đến với In Đông Dương đều trở thành những khách hàng thông thái hiểu biết.
Liên hệ đặt làm hộp giấy: 0943.12.16.18 (Miễn phí giao hàng và thiết kế)
Trước khi tìm hiều để đặt in 1 chiếc hộp giấy chúng ta hãy dành chút thời gian tìm hiểu phân loại đặc điểm, quy trình sản xuất 1 chiếc hộp giấy để có 1 cái nhìn khách quan rồi mới đưa ra quyết định đúng đắn lựa chọn cho mình đặt in 1 chiếc hộp giấy nhé.
- Mục đích sử dụng in hộp giấy: được sử dụng ngày trở nên rộng rãi do 1 số lý do như tính thẩm mỹ, sang trọng, tôn lên chất lượng của sản phẩm, không những thế sử dụng hộp giấy là chất liệu thận thiện góp phần bảo vệ môi trường thay thế các vật liệu túi nilon… sử dụng hộp giấy là chất liệu xu hướng của tương lai. In hộp giấy dùng để đựng các sản phẩm rất đa dạng từ các sản phẩm như hộp bánh kẹo, thức ăn, mỹ phẩm, quần áo giầy dép, đến những hộp quà tặng, các mẫu sản phẩm ….
- Cấu tạo làm nên 1 chiếc hộp giấy: Hộp giấy Tùy thuộc độ dày của chiếc hộp, với độ dày của giấy hiện nay lớn nhất là định lượng 400gms. Với định lượng giấy khoảng từ >200gms là đã có thể làm 1 chiếc hộp với kích thước nhỏ, hộp càng to thì yêu cầu định lượng giấy càng cao để chiếc hộp được cứng cáp, tuy nhiên để đựng những sản phẩm yêu cầu tính thẩm mỹ cao, kích thước lớn, khối lượng nặng thì hộp giấy yêu cầu chiếc hộp dày có độ dày từ 2mm trở lên. Do vậy hộp giấy sẽ được bồi từ 2 đến 3 lớp thậm chí 5 lớp tạo vỏ hộp trở nên cứng cáp hơn. Lớp ngoài cùng để in hoặc tạo hiệu ứng thường sử dụng các loại giấy như Couches, Ivory, Duplex, Metallized, Kraft, lớp giữa tạo độ dày có thể là carton lạnh, bìa sóng.., lớp còn lại là mặt sau có thể dùng các loại giấy bất kỳ.
- Phân loại hộp giấy theo kiểu dáng:
Hộp giấy âm dương (loại phổ biến sử dụng trên thị trường)
Hộp giấy bao diêm
Hộp giấy nắp cài
Hộp giấy nắp lật
Hộp giấy nắp dán
Hộp giấy nắp chụp
Hộp giấy có quai xách
Hộp giấy xếp đáy
- Các hiệu ứng tạo tạo tính thẩm mỹ hộp giấy: Bề mặt chiếc hộp giấy công đoạn in là công đoạn cơ sở tạo nên chiếc hộp thì ngày nay với yêu cầu ngày càng cao về tính thẩm mỹ chiếc hộp giấy còn được qua rất nhiều bước nữa xử lý trên bề mặt để tạo nên
+ Cán màng nilon: cán mờ, cán bóng, cán sần (chi phí thấp tăng lớp bảo vệ bề mặt thẩm mỹ)
+ Ép kim: tạo thêm hiệu ứng ánh kim vàng, bạc, hoặc ánh kim màu kim loại khác
+ Thúc chìm nổi bề mặt vỏ hộp
+ Cán màng Metalized (tính thẩm mỹ cao giá thành cao)
- 1
- 2