In lụa và ứng dụng
In lụa là phương pháp in có từ rất lâu đời từ cách đây hàng trăm năm, In lụa ra đời trước in offset, là phương pháp in phổ biến cho đến hiện nay. Ứng dụng của in lụa rất đa dạng có thể in trên nilon, in trên cốc, in lụa trên giấy, hay in cả trên những sản phẩm có bề mặt không phẳng. Mực sử dụng cho in lụa cũng rất đa dạng, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mực khác nhau cho in lụa có thể bám được trên các vật liệu khác nhau như giấy, nhựa, kim loại…
In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới. In lụa là kỹ thuật đẩy mực thấm qua lưới được định vị các vị trí cho phép mực được thấm qua
Nhược điểm lớn nhất của in lụa là tốc độ in ấn. Tuy nhiên ưu điểm của in lụa mang lại thì không có kiểu in nào có thể so sánh được như đa dạng về mực trên các chất liệu khác nhau, bề mặt in đa dạng phẳng cong, in lụa tạo ra rất nhiều hiệu ứng… Chế bản in lụa được cho là phương pháp rẻ tiền so với các phương pháp còn lại. Trên thị trường hiện nay ngoài các đơn vị in lụa bằng máy thì vẫn còn các cơ sở in thủ công bằng tay phục vụ cho các mặt hàng với số lượng ít chủng loại đa dạng.
Ứng dụng của in lụa:
+Nó còn là phương pháp in bổ sung trong các công đoạn thành phẩm sau in như phủ UV cục bộ, thẻ cào,…
+Kỹ thuật in này còn được áp dụng để in trên rất nhiều vật liệu với nhiều hình dạng, kích cỡ như các loại chai, thùng, bao bì, mạch điện tử, các sản phẩm nhựa, kim loại, hoa văn trên vải sợi,…
+Một ứng dụng khá hay của in lụa là thường được sử dụng để in lên áo chất liệu vải dễ thấm đặc biệt là đồng phục thể thao hay các bộ đồ đôi ngộ nghĩnh
Nhược điêm của in lụa:
+Mực ó mùi khó chịu
+Trong quá trình in phải đều liên tục không mực sẽ bít lưới bị mất chi tiết
+Tốc độ in thấp
+Phải xử lý nhiều công hóa nhiều loại hóa chất khác nhau từ lúc chế bản đến tẩy rửa lưới
Tuy nhiên in lụa có độ cơ động cao đôi khi chỉ cần đến 1 người là có thể làm được, tùy thuộc số lượng ít nhiều.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi
- Published in bài viết, kinh nghiệm
Kinh nghiệm căn chỉnh màu sắc trong thiết kế và in ấn offset.
Căn chỉnh màu sắc thiết kế trong in ấn offset từ bao lâu nay vẫn là vấn để muôn thuở của bất kỳ Designer nào. Vì sao ư vì những gì chúng ta nhìn thấy trên máy tính chỉ chính xác được khoảng >80% những gì máy in offset in ra. Vậy vấn để việc căn chỉnh màu sắc trong thiết kế và in offset nằm ở đâu? Và làm sau để màu sắc in ra theo đúng ý của Designer? Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu và phân tích nhé.
Lời mở đầu:
Hầu hết các designer được đào tạo bài bản hay chuyên sâu trong các trường lớp hay trung tâm chủ yếu được học về thiết kế. Mấu chốt công viêc của Designer là tiếp nhận thông tin của khách hàng là lên ý tưởng trình bày lại cho khách hàng xem. Do vậy việc đi sâu vào cách trình bày ý tưởng, điều khiển các công cụ hỗ trợ thiết kế, tư vấn thì các designer am hiểu hơn ai cả. Tuy nhiên việc máy in offset vận hành hiệu quả thế nào ra sao thì các designer thường phải mất 1 thời gian trực tiếp làm việc mới hiểu được.
Bản thân tôi cũng là 1 designer cách đây hơn 15 năm sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tại trường Mỹ Thuật Công Nghiệp. Những ngày đầu tiên với tôi việc trình bày ý tưởng và thiết kế cho khách xem cũng khá ổn, những gì tôi học được ở trường với sự sáng tạo cá nhân tôi áp dụng được khách hàng rất ưng ý, khách đặt in tại cơ sở chúng tôi và các bạn biết không điều không may đã đến sau khi bản in được giao tới khách hàng. Khách hàng than phiền kêu xấu, màu sắc không giống với thiết kế, và khách hàng đòi trả lại hàng, và wow… chuyện này xảy ra vài lài chứ không chỉ có 1 lần đâu nhé. Mỗi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền, có những hôm giá trị bài in lớn quá tôi choáng váng thực sự, chán luôn cả ăn, hihi… Nhưng các bạn nên nhớ đây sẽ là vấn đề mà bất kỳ desinger mới đều gặp phải thậm chí các nhà in offset thi thoảng cũng không tránh được.
Vậy làm sao để tránh được những chuyện đó. Trong phân tích dưới tôi sẽ chia sẻ các vấn đề hay xảy ra và các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro khi in ấn nhé và việc căn chỉnh màu sắc trong in ấn offset nhé
Các yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc trong in offset:
Cùng là 1 bản thiết kế nhưng khi bạn in tại các cơ sở in ấn offset khác nhau thì màu sắc sẽ có độ lệch nhất định ~3-5%. Lý do vì sao ư? 4 điều dưới đây tôi sẽ trình bày:
- Máy in (mức độ ảnh hưởng 40%): Các máy in offset Việt Nam tại các xưởng in trên thị trường (trừ các máy in offset dùng in sách báo tạp chí cho các tạp chí hay bộ giáo dục) hầu hết là máy in cũ của Nhật có tuổi đời >10 năm nhập từ các nguồn khác nhau về nước.Do vậy sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng bản in. Áp lực của các con lô phải vừa đủ và ổn định để màu sắc ra được chuẩn xác. Ngược lại áp lực thừa hay thiết thì dĩ nhiên màu sắc sai lệch không kiểm soát được
- Mực in (mức độ ảnh hưởng 15%): chắc vấn đề này mình không cần nói dài vì các bạn cũng hiểu mực càng tốt thì độ chính xác màu sắc càng cao.
- Thợ in ( mức độ ảnh hưởng 40%): Người thợ in kinh nghiệm có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng bài in như: tăng giảm áp lực lô mực, căn chỉnh 4 màu CMYK cho khớp… có thể nói thợ in offset như là 1 nghệ sỹ với chiếc máy của mình vậy.
- Các yếu tố khác (5%): Giấy in, thời tiết nhiệt độ, độ ổn định điện áp….
Giải pháp giảm rủi ro trong in ấn offset:
- Cẩn thận không bao giờ là thừa: với các bài in lớn việc bạn cẩn thận không bao giờ là thừa. Trong các khâu bạn cần hết sức cẩn thận thà mệt 1 tẹo trôi bài in còn hơn đi làm lại vừa tốn kém vừa mất nhiều thời gian và mang sự bực tức trong người, quan trọng nhất bạn bị khách hàng đánh giá không chuyên nghiệp.
- In test 2 bản: 1 bản duyệt màu với khách hàng và 1 bản cung cấp cho thợ in để thợ in bám theo. Và hãy nói với khách hàng việc in test sẽ chính xác >90% so với in offset
- Máy in test nào có màu giống với in offset nhất: Trên thị trường in nhanh, in test hiện nay có 4 dòng máy in HP Indigo, Konica Minolta, Fuji Xerox và Ricoh mỗi dòng có 1 ưu điểm khác nhau tuy nhiên tôi hay chọn máy Fuji Xerox để canh màu khi in offset (tham khảo bài viết khi nào cần in offset, in laser in test, hoặc in phun)
- Màu in khó nhất là màu nền bệt: Khi bạn in trên trang giấy chỉ có 1 màu tràn hết trang, bạn lưu ý phải chọn những máy in offset chất lượng cao đủ áp lực để màu được đều không bị những gợn li li làm giảm thẩm mỹ bản in
- Nhớ lại điều đầu tiên “cẩn thận không bao giờ là thừa” nếu có thể bạn thiết kế hãy có mặt kiểm tra màu sắc bản in khi thợ in offset bắt đầu in đến bài in của bạn để việc căn chỉnh màu sắc in offset được chính xác tốt nhất. Vì những bản in đầu tiên in ra có vấn đề lúc đó việc bạn dừng in vẫn còn kịp thời để sửa chữa.
- Màu sắc khi cán nilong sẽ có chút thay đổi so với khi chưa cán: cán mờ màu sẽ trầm hơn chút xíu còn cán bóng màu sẽ sáng hơn 1 chút xíu.
- Tự tạo bảng màu: nếu bạn thường xuyên in ở 1 nhà in tốt nhất bạn nên thiết kế bảng màu pantone riêng của bạn với nhà in đó, và in tại máy in mà bạn hay in, đó coi như là 1 ngôn ngữ giao tiếp màu sắc thiết kế của bạn với máy in đó và các bản in sẽ đc in ra, giúp bạn nhận biết màu sắc được chính xác nhất.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi về việc căn chỉnh màu sắc khi in ấn offset chia sẻ cùng các bạn. Nếu các bạn thấy đúng hoặc cần gì góp ý thêm hy vọng các bạn commnet bên dưới nhé. Chúc các bạn có những bản in thật đẹp!
- Published in kinh nghiệm, thiết kế
Khi nào cần in offset, in phun và in nhanh (in test, in laser)
Đối với 1 khách hàng bất kỳ khi đi đặt in thường không chú ý đến đến công nghệ in như thế nào ra sao, với bản in của mình cần in offset, in phun hay in laser, thường khách hàng chỉ cần biết sản phẩm cuối cùng chất lượng và giá thành.
Tuy nhiên bạn là khách hàng đi đặt in bạn có thể đến của hàng in phun để đặt 200 bản in A3 chẳng hạn hay đến nhà máy in offset để in 500 tờ rơi các đơn vị đó vẫn có in cho bạn tuy nhiên thời gian để hoàn thành bản in của bạn có thể mất đến 5 ngày hoặc giá thành bản in của bạn sẽ rất cao. Vậy tại sao bạn không đến đúng cơ sở phù hợp với yêu cầu của bạn để thời gian in đc rút ngắn mà giá thành lại thấp hơn. Vâng để hiểu được điều này In Đông Dương sẽ cùng phân tích với các bạn về kỹ thuật in, vì bất kỳ kỹ thuật in nào đều có những ưu nhược cả, và khi bạn biết được bạn sẽ có sự lựa chọn trở nên đúng đắn nhé.
1. In Offset: in offset là công nghệ in có từ lâu đời (cách tính báo giá in offset)
Ưu điểm: Giá thành rẻ nhất, tốc độ in lớn >80 bản/ phút, dành cho các bản in có số lượng lớn >1000 bản.
Nhược điểm: Cần nhiều thời gian chuẩn bị cho việc in ấn, màu sắc không được chính xác khi thợ in và người thiết kế chưa nhiều kinh nghiệm. Kích thước bản in giới hạn ở khổ giấy 79×109 cm. Số lượng bản in yêu cầu phải lớn thông thường > 1.000 bản
Ứng dụng: In offset dùng rất nhiều trong đời sống hàng ngày như in hộp giấy, in túi giấy, in tờ rơi, in hóa đơn, in catalogue,
2. In Laser: sử dụng công nghệ đầu phun chiều bằng tia laser, mực là các hạt mực khô
Ưu điểm: Không mất nhiều thời gian chuẩn bị cho việc in ấn, có thể in ngay và lấy được luôn, tốc độ bản in tương đối cao > 60 bản/ phút, người thiết kế có thể căn màu trên các máy in dễ hơn với offset, màu sắc ra tương đối chính xác, màu in có độ bóng. Bản in Laser có thể dùng làm bản in mẫu cho các thợ in offset để căn màu bám theo tuy nhiên chỉ đạt 90% độ chính xác. Mực in laser bắt mực trên bề mặt các loại giấy có thành phần nhựa tốt hơn in offset và in phun
Nhược điểm: Các máy in laser ở Việt Nam chỉ in được khổ to nhất là 32×43 cm. Hoặc các khổ dài kích thước rộng 26 cm. Giá thành bản in cao là 1 trở ngại đối với mỗi bản in laser. Màu in trên nền bệt (nền 1 màu rộng khắp tờ giấy) chưa thực sự hoàn hỏa sẽ để lại những vết gợn nhất định, máy in càng cao cấp vết gợn càng ít.
Ứng dụng: Thường hay sử dụng in tờ rơi, in card visit, in tem vỡ, tem bảo hành… với số lượng ít <500 bản in mỗi lần
3. In Phun: cũng sử dụng đầu phun cơ học di chuyển khắp tờ giấy để in, mực in là mực nước
Ưu điểm: có thể in trên những khổ giấy có kích thước lớn >A0 (84x119cm) hoặc những cuộn giấy có kích thước chiều rộng đến 3m. Do mực nước nên các chi tiết in trên bề mặt giấy sẽ mịn hơn in laser. Chi phí in ấn cũng thấp hơn so với in laser
Nhược điểm: Tốc độ in rất chậm do đầu phun phải di chuyển khắp bề mặt giấy để phun mực với bản in A4 để chế độ in nét cao phải mất >1,5 phút để hoàn thiện 1 bản in. Không in được trên các loại giấy có thành phần nhựa.
Ứng dụng: thường dùng để in các sản phẩm có kích thước lớn nên in poster, in decal, in áp phích...
Trong bài viết trên có 1 điểm mà tôi muốn nhắc đó là ngoài công nghệ in thì mực in sử dụng mà tôi nói là loại mực phổ thông sử dụng cho mỗi loại máy. Với mỗi loại máy có thể thay mực đèn sấy để nâng cao tính bám mực khác nhau.
Qua bài viết trên hy vọng với mỗi bạn đi đặt in sẽ hiểu được với nhu cầu sản phẩm của mình mà lựa chọn được phương án in tối ưu nhất, bạn cần in offset hay in laser hay in phun. Và đừng quên khi cần in ấn hãy đến với chúng tôi In Đông Dương để được tư vấn nhiệt tình nhất
Hotline: 0943.12.16.18
- Published in bài viết, Biển quảng cáo, cardvist, decal, in ấn, in túi, kinh nghiệm
Cách tính báo giá in offset
Wow hôm nay In Đông Dương sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu 1 chủ để khá thú vị đối với mỗi người đi đặt in ấn. Đó là cách tính báo giá in ấn, in offset.
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều luôn có 1 vài thắc mắc khi đặt in như: “sao in ít thì chi phí cao vậy, còn in nhiều rẻ hẳn đi”, “từ một máy in in ra in bao nhiêu thì dừng lại tại sao chi phí in nhiều lại rẻ hơn vậy…” “làm thế nào để tôi có thể tính được báo giá in offset” và vô số những thắc mắc về chuyện in ấn nữa. Tuy nhiên hôm nay In Đông Dương sẽ bật mí cho các bạn biết những cách tính báo giá in offset để các bạn phần nào hiểu được nhé. Đầu tiên các bạn sẽ phải hiểu chút ít về công nghệ in offset.
Báo giá in Offset
Công nghệ in offset là gì mời bạn tìm hiểu bài viết. Như vậy với công nghệ in offset dù bạn làm ít hay làm nhiều 1 trong những chi phí cố định bạn phải chịu đó là:
- Bản kẽm. Mỗi lần in cho một nội dung là cần tối thiểu 1 bộ kẽm bao gồm 4 màu khác nhau để hình thành bài in của bạn, có những bài in chúng tôi sử dụng đến >30 bộ kẽm, trừ những bài in 1 màu thì chỉ cần in 1 kẽm và thường chỉ dùng 1 lần. Khổ kẽm in to nhất là khổ 79×109 cm còn khổ nhỏ nhất là 26×36 cm. Kích thước khổ kẽm cũng ảnh hưởng nhiều đến giá thành kẽm
- Giấy bù hao: Đây là số tờ giấy để in thử trong khi thợ in căn chỉnh màu. Thông thường sau khi lên kẽm bản in xuất ra không bao giờ khớp màu, 1 vị trí cần từ 2-4 màu chồng vào nhau chính xác (CMYK) để tạo ra 1 màu nhưng chưa chuẩn khớp nên xảy ra hiện tượng bị nháy mực, xung quanh hỉnh ảnh bị loang 1 trong 4 màu CMYK. Do vậy đòi hỏi người thợ in phải in nháp rồi chỉnh khớp trên máy để các vị trí bản kẽm vào khớp. Thông thường chỉ lệch chưa tới 1mm nhưng để dừng máy offset chạy và chỉnh cũng phải mất hơn 10 bản in từ khi bấm nút dừng. Do vậy tay nghề thợ in càng cao thì số lượng bù hao càng ít. Tuy nhiên số lượng bù hao này cho mỗi mặt in thông thường cho phép 100 bản, chưa cộng số lượng bù hao nếu in 2 mặt.
- 1000 lượt in đầu tiên: Bạn biết không thời gian để lắp bản kẽm và căn chỉnh mực đối với thợ lành nghề mất tối thiểu 10p, và mỗi lần in xong cần phải tháo bỏ vệ sinh máy cũng cần khoảng 10p nữa, như vậy chưa tính thời gian in thì mỗi bài in cần đến khoảng 20p, tốc độ máy in offset đạt 80 – 120 bản in/ phút, như vậy 1000 lượt in đầu tiên của bạn mất chưa đầy 13 phút. Do vậy các nhà in thống nhất chi phí cho 1000 lượt in đầu tiên là chi phí tối thiểu dù bạn có in 200 hay 500 lượt thì bạn vẫn phải chịu chi phí này
- Khuôn bế: Nếu sản phẩm in của bạn cần các nếp gấp hay rãnh xé, có hình thù uốn lượn… thì bài in của bạn tiếp tục có riêng 1 bộ khuôn, gọi là bộ khuôn bế, sản phẩm vỏ hộp giấy sử dụng nhiều khuôn nhất, có những loại vỏ hộp giấy cần đến hơn 4 bộ khuôn, do đó các sản phẩm liên quan đến vỏ hộp giấy dày có giá thành cao. Mỗi bộ khuôn khi lên máy bế thì lại mất khoảng 5-20 tờ giấy để chỉnh. Tuy nhiên bộ khuôn bế này có thể dùng nhiều lần về sau.
- Các chi phí khác nếu sử dụng:
- Cán màng: Màng nilon được cán bằng nhiệt độ, chi phí cán màng nilong được tính theo m2 tuy nhiên nếu số lượng màng cán ít quá và để vận hành 1 lô nhiệt cán màng bạn cũng phải chịu chi phí đó. Thông thường chi phí bằng 50m2 cán màng
- Xe vận chuyển và các chi phí khác: Bạn biết không chẳng có xưởng in nào trong kho đủ giấy cho tất cả các khách hàng sử dụng cả mỗi lần in họ đều phải gọi giấy từ các kho giấy chở đến và chẳng có chuyện ship miễn phí cho khách hàng đâu, vì nhà in cũng phải trả phí cho người đi ship, cùng 1 chuyến bạn chở nhiều sẽ rẻ đi còn bạn chở ít chi phí vẫn vậy, bạn nhớ nhé.
Qua bài viết này In Đông Dương hy vọng các bạn đã hiểu phẩn nào về cách tính báo giá In Offset. Hy vọng mỗi khách hàng đến với In Đông Dương là đối tác lâu dài và In Đông Dương là người bạn tin của của Quý khách.
- Published in bài viết, báo giá, kinh nghiệm
In ấn và các thuật ngữ thường sử dụng
In ấn và các thuật ngữ thường sử dụng
Mỗi nghành nghề thông thường sẽ có những thuật ngữ giao tiếp riêng, nếu bạn không thuộc nghành nghề đó hẳn sẽ khó hiểu khi nghe 2 người trong nghề nói chuyện, đó gọi là các thuật ngữ của nghành. Nghành in ấn cũng vậy cũng có những thuật ngữ riêng. Hôm nay In Đông Dương viết bài này để khách hàng hiểu được 1 số thuật ngữ cơ bản của nghề In ấn để khách hàng có vô tình nghe thấy cũng không bị quá khó hiểu.
Thuật ngữ thiết kế in ấn cơ bản.
Bài viết này sẽ trình bày các thuật ngữ thiết kế in ấn theo cách của “một người ngoại đạo”. Giúp bạn dễ dàng tiếp cận được nội dung cốt yếu nhất. Còn nếu bạn muốn tìm hiểu sâu thêm về thuật ngữ thiết kế in ấn chuyên sâu. Hãy tìm những tài liệu tiếng anh chuyên ngành để có thông tin chính xác nhất.
Bài viết sẽ vắt tắt đi qua một từng thuật ngữ một.
Liên hệ đặt in: Hotline 0943.12.16.18
CMYK
CMYK là từ viết tắt tiếng Anh trong hệ màu, thường được sử dụng trong in ấn, đặc biệt là in offset. Nó bao gồm các màu sau :
C = Cyan (xanh)
M = Magenta (hồng)
Y = Yellow (vàng)
K = Black (Đen).
Khi in ấn, 4 màu này sẽ trộn lại với nhau theo tỉ lệ nhất định, sẽ in đươc bất kỳ màu sắc, hình dạng thiết kế nào. Vì thế trong kỹ thuật in, file in chuẩn màu nhất là file thiết kế được thiết kế bằng hệ 4 màu.
*Hiện tại các phần mềm thiết kế như AI, Corel, ID đều hỗ trợ hệ 4 màu CMYK.
Cách xuất file in chất lượng khi tự thiết kế.
RGB
RGB là từ viết tắt tiếng Anh của hệ 3 màu Red – Green – Blue. Thường được sử dụng để hiển thị màu trên các màn hình máy tính, điện thoại, tivi, thiết bị điện tử… . Trong hệ màu RGB tất cả các màu sẽ được pha trộn từ 3 màu Đỏ, xanh, xanh lam.
*Phần mềm photoshop hiện tại chỉ hỗ trợ hệ màu RGB
Vector
Là khái niệm dùng để chỉ cách mà các phầm mềm mấy tính kết hợp những dấu chấm, đường thẳng, đường công, hình đa giác thông qua phương trình tính toán để tạo thành các vật thể. Khi thay đổi kích thước, phần mềm sẽ tự động cập nhật là vị trí, số lượng các điểm vẽ nên vật thể, giúp các vật thể không bị vỡ dù kích thước lớn thế nào!
Nói một cách đơn giản, file vector tức là bạn thay đổi kích thước thế nào cũng không bị vỡ. Chính vì không bị vỡ khi thay đổi kích thước, nên file vector luôn là sự lựa chọn tốt nhất trong ngành in ấn.
Kích thước thành phẩm
KTTP là kích thước sản phẩm cuối cùng sau khi hoàn thành gấp, đóng cuốn và đưa vào sử dụng
Kích thước khổ trải
Khổ trải là kích thước dàn trải của sản phẩm trên thiết kế hoặc kích thước dàn trải trên 1 mặt in.
-=>Ví dụ: menu A3, cấn 2 đường thì KTTP là 14×29.7cm, khổ trải là A3. Tờ rơi A4 gấp đôi thì KTTP là A5, kích thước khổ trải là A4.
Pantone
Trong thuật ngữ thiết kế in ấn, pantone được hiểu là cách pha màu hay hệ màu thứ 5. Pantone bao gồm hàng ngàn màu khác nhau được pha ra từ 4 màu CMYK cơ bản trong in ấn. Ngoài ra một số loại pantone “xịn” có phân biệt giữa màu in trên giấy coated(giấy bóng), giấy U(giấy không lán), giấy M(giấy mờ), nhựa Q(nhựa đục), nhựa T(nhựa trong).
Tràn lề
Phần dư ra ở 4 phía so với kích thước gốc của thiết kế. Thông thường phần tràn lề mỗi bên là 2mm. Do khi thành phẩm “Cắt” sẽ cắt một số lượng tờ rất lớn. Tất nhiên sẽ có sự sai lệch giữa các tờ rất nhỏ nhưng vẫn có sai sót. Nếu như thiết kế sử dụng trong in ấn mà không tràn lề, khi thành phẩm có thể sẽ bị “lóe trắng”.
Chừa gáy
Khi thiết kế menu, catalogue, sổ tay, voucher book… có đóng gáy. Chúng ta phải tăng kích thước thành phẩm lên để khi đóng gáy không ảnh hưởng đến nội dung.
Gáy gốc : 2.5cm
Lò xo: 1cm
Gáy tạp chí: 1.5cm
Đóng keo may chỉ: 1.5cm
Xem thêm các cách đóng gáy menu, photobook.
Khóa font
Thuật ngữ thiết kế in ấn khóa font trong thiết kế in ấn rất quan trọng. Khi bạn quên khóa font mà gởi file in cho nhà in. Rất có thể bản in ra sẽ bị lỗi font, không thể sử dụng được.
Trong thuật ngữ thiết kế in ấn, khóa font có thể hiểu đơn giản là cách chuyển đổi font chữ sang dạng vector hoặc điểm ảnh. Khi gởi sang máy khác không có font thì cũng không sao.
Mockup
Mockup trong thiết kế in ấn được hiểu là các tạo dựng bản thiết kế lên môi trường thực tế trên máy tính. Giúp người xem có thể hình dung bố cục, sự hài hòa của sản phẩm trong không gian thực tế. Đặc biệt khi thiết kế logo, bảng mẫu logo sẽ tiến hành mockup lên một số môi trường quen thuộc. Để xem khả năng thích ứng của logo với sự biến đổi của môi trường.
Watermark
Cách đánh dấu sản phẩm thiết kế thuộc về bạn, công ty của bạn. Nó là cách đánh dấu sản phẩm thiết kế có bản quyền.
Lorem ipsum
Còn hay gọi là “chữ giả”, lorem ipsum được sử dụng để thay thế cho các phần nội dung chính của thiết kế khi chúng chưa được chuẩn bị sẵn sàng. Sử dụng “chữ giả” để người nhìn có thể hình dung được một thiết kế sẽ có hình dáng như thế nào khi phần nội dung thật được đặt vào sau đó.
Typography
Typography còn được gọi là nghệ thuật sắp đặt chữ. Truyền tải thông tin, ý tưởng thông qua việc kết hợp & sắp đặt chữ cái bắt mắt. Thu hút người xem, người đọc ngay từ lần đầu xem.
Khi đến các công ty in ấn thiết kế chắc chắn những thuật ngữ trong thiết kế in ấn mà chúng tôi giới thiệu trên đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc gì về thuật ngữ thiết kế của ngành in ấn có thể LIÊN HỆ với chúng tôi để giải đáp thắc mắc.
In Đông Dương là công ty có dịch vụ thiết kế theo yêu cầu kết hợp cùng công nghệ in ấn chất lượng cao. Hỗ trợ khách hàng trọn gói từ thiết kế đến in ấn. Đặc biệt, chúng tôi nhận in tất cả các sản phẩm liên quan đến giấy, giấy tự dính(decal). Bạn cần tư vấn về loại sản phẩm nào thì cứ liên hệ để chúng tôi tư vấn thêm.
- Published in bài viết, kinh nghiệm
1 số lưu ý khi đặt in tem vỡ in tem bảo hành
In tem vỡ hay còn gọi là in tem bảo hành là một trong những hoạt động in ấn được rất nhiều bạn quan tâm đặt câu hỏi cần có 1 con tem như thế nào phù hợp cho việc niêm phong sản phẩm đạt được hiệu quả cao.
Liên hệ đặt in: 0943.12.16.18
THIẾT KẾ TEM VỠ
In tem vỡ, In tem bảo hành việc thiết kế ban đầu rất quan trọng bạn cần lưu ý những yếu tố sau đây:
+ Kích thước tem: Để dán con tem vỡ vào các điểm hay khe rãnh niêm phong sản phẩm không được tháo rời con tem thường có kích thước 1×3 cm hoặc 2×5 các kích thước khác nhỏ hơn sẽ rất khó sử dụng và người dùng cũng khó có thể nhìn các nội dung trên đó hay kích thước to hơn là không cần thiết do lãng phí giấy nếu số lượng tem của bạn lên đến hàng vạn chiếc.
+ Thiết kế: Nội dung trên tem cần thể hiện đủ các thông số sau: Tháng bảo hành (nếu có), logo nhận diện thương hiệu, hoa văn riêng của con tem ( nâng cao độ bảo mật của chiếc tem đây là điều vô cùng cần thiết khi thiết kế tem). Nói chung người thiết kế cần tính toán bố trí đủ các nội dung sao cho nhìn còn tem được hài hòa dễ nhìn, độ bảo mật cao về màu sắc thiết kế.
LỰA CHỌN CHẤT LƯỢNG TEM VỠ
Có rất nhiều chiếc tem có chất lượng kém trên thị trường người sử dụng có thể bóc được cả con tem dán trên sản phẩm mà con tem đó không bị vỡ cũng bởi 1 do con tem đó chất lượng kém giá thành rẻ các nhà in chạy theo lợi nhuận mà không bảo vệ cho khách hàng. In Đông Dương cẩn thận trong từng khâu nhất là khâu lựa chọn tem do đó các sản phẩm In tem vỡ In tem bảo hành của In Đông Dương luôn đạt chất lượng và người dùng hài lòng tin tưởng.
SỐ LƯỢNG TEM IN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ
Tùy vào số lượng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp thông trường bạn nên in thừa ra từ 1-2 tháng sử dụng. Ví dụ số lượng 10.000 tem sử dụng trong 1 năm thì số lượng bạn nên in là 12.000 con. Vì trong quá trình sử dụng sẽ có tỉ lệ làm hỏng rách tem khi người niêm phong thao tác…
KIỂU DÁNG CỦA TEM ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN GIA CÔNG
Kiểu dáng tem elip hay tem hình tròn có thời gian gia công lâu hơn tem chữ nhật từ 10 – 20%. Do vậy nếu bạn cần gấp 1 chiếc tem để niêm phong cho các sản phẩm của mình thì nên chọn con tem vỡ.
Qua bài viết này hy vọng quý khách có thêm hiểu biết về việc in tem vỡ in tem bảo hành để lựa chọn cho mình phù hợp
Để đặt hàng in tem vỡ, in tem bảo hành tại Hà Nội giá rẻ chất lượng cao hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại:
Hotline: 0943.12.16.18
- Published in kinh nghiệm