Chủ Nhật, 27 Tháng 9 2020 / Published in Giấy nhua

Với các đặc tính vượt trội của giấy nhựa so với các loại giấy thông thường thì nhu cầu thay thế giấy nhựa cho các loại giấy thông thường dành cho các sản phẩm cao cấp là điều tất yếu. Vậy trong bài viết này các bạn hãy cùng In Đông Dương tìm hiểu về các sản phẩm mà giấy nhựa có thể thay thế phù hợp hơn so với giấy thường nhé.

Trước tiên để hiểu về đặc tính của giấy nhựa các bạn hãy tham khảo bài viết sau: “Giấy nhựa Synthetic” để bạn có thể hiểu rõ vì sao nên thay thế.

Độ bền và chịu nước là 2 đặc tính vượt trội của giấy nhựa để thay thế cho 1 số sản phẩm giấy thông thường.

Với độ bền cao, và chịu được nước của giấy nhựa bạn có thể làm các sản phẩm hay phải chịu tác động cơ học lên sản phẩm như

  • Trang bìa catalogue, ấn phẩm đấy là các sản phẩm hay phải mở ra đóng vào, do vậy rất dễ có thể bị rách. Lời khuyên của chúng tôi bạn hãy làm gáy xoán và thay thế bìa bằng giấy nhựa Synthetic đảm bảo tuổi thọ sản phẩm sẽ tăng lên rõ rệt

  • Cardvisit: đây cũng là sản phẩm cần phải thay thế vì chiếc card bạn có thể thường xuyên để trong ví, túi quần, do vậy có thể sẽ bị uốn cong 1 thời gian sẽ bị kẽm chất lượng do vậy việc thay thế giấy nhựa cũng là điều cần thiết nếu bạn muốn 1 chiếc card chất lượng tới tay khách hàng.
  • Miếng lót đặt cốc bạn uống nước: với đặc tính giấy nhựa bạn sẽ không sợ nước hay độ ẩm, do vậy có miếng lót dưới tạo sự trang trọng, thẩm mỹ, và còn có thể quảng bá hình ảnh sản phẩm
  • Giấy khen: Với 1 tờ giấy khen có độ bền cao gấp 10-20 lần so với giấy thông thường thì chắc chắn đây là 1 vật liệu hoàn hảo để thay thế. Giúp người sử dụng có 1 tấm bằng bền mãi với thời gian.
  • Hộp đựng đồ ăn: Giấy nhựa là lựa chọn tuyệt vời cho sản phẩm này, chịu đc nhiệt độ, nước… độ bền cao do vậy bạn có thể xách đi lại dễ dàng. 
  • Các bản hợp đồng: có thể chúng ta không chú ý, hay không nghĩ tới, nhưng giấy nhựa là 1 sản phẩm tuyệt với để thay thế giấy thường, vì sao ư, với chất liệu giấy nhựa độ sáng bề mặt mịn vượt trội làm bản hợp đồng mà bạn đưa khách hàng trở nên đẳng cấp qua đó nâng tầm thương hiệu của công ty, lý do tiếp đến vẫn là tuổi thọ của tờ giấy, sẽ không còn chuyện nhàu nắt trong thời gian ngắn nữa vì sau vài ba năm bạn mở ra bản hợp đồng của bạn vẫn như mới in

man wearing a suit sitting in a table showing a contract and where the signer must sign

  • Túi giấy: với cùng định lượng giấy mà bạn đựng hàng thì giấy nhựa sẽ đựng được gấp 1,5 lần số cân nặng, hơn nữa khả năng chịu nước tuyệt vời nên giấy thường không thể so sánh được với giấy nhựa
  • Tag quần áo, sticker

Và còn rất nhiều sản phẩm khác mà giấy nhựa là sự lụa chọn đúng đắng hơn giấy thông thường, tuy nhiên giá thành của giấy nhựa lại không rẻ do vậy đây cũng là hạn chế của dòng sản phẩm này.

Có mọi thắc mắc về dòng giấy nhựa này rất mong các hãy chia sẻ với chúng tôi.

Thứ Sáu, 19 Tháng 6 2020 / Published in kinh nghiệm, thiết kế

Căn chỉnh màu sắc thiết kế trong in ấn offset từ bao lâu nay vẫn là vấn để muôn thuở của bất kỳ Designer nào. Vì sao ư vì những gì chúng ta nhìn thấy trên máy tính chỉ chính xác được khoảng >80% những gì máy in offset in ra. Vậy vấn để việc căn chỉnh màu sắc trong thiết kế và in offset nằm ở đâu? Và làm sau để màu sắc in ra theo đúng ý của Designer? Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu và phân tích nhé.

Lời mở đầu:

Hầu hết các designer được đào tạo bài bản hay chuyên sâu trong các trường lớp hay trung tâm chủ yếu được học về thiết kế. Mấu chốt công viêc của Designer là tiếp nhận thông tin của khách hàng là lên ý tưởng trình bày lại cho khách hàng xem. Do vậy việc đi sâu vào cách trình bày ý tưởng, điều khiển các công cụ hỗ trợ thiết kế, tư vấn thì các designer am hiểu hơn ai cả. Tuy nhiên việc máy in offset vận hành hiệu quả thế nào ra sao thì các designer thường phải mất 1 thời gian trực tiếp làm việc mới hiểu được.

Bản thân tôi cũng là 1 designer cách đây hơn 15 năm sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tại trường Mỹ Thuật Công Nghiệp. Những ngày đầu tiên với tôi việc trình bày ý tưởng và thiết kế cho khách xem cũng khá ổn, những gì tôi học được ở trường với sự sáng tạo cá nhân tôi áp dụng được khách hàng rất ưng ý, khách đặt in tại cơ sở chúng tôi và các bạn biết không điều không may đã đến sau khi bản in được giao tới khách hàng. Khách hàng than phiền kêu xấu, màu sắc không giống với thiết kế, và khách hàng đòi trả lại hàng, và wow… chuyện này xảy ra vài lài chứ không chỉ có 1 lần đâu nhé. Mỗi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền, có những hôm giá trị bài in lớn quá tôi choáng váng thực sự, chán luôn cả ăn, hihi… Nhưng các bạn nên nhớ đây sẽ là vấn đề mà bất kỳ desinger mới đều gặp phải thậm chí các nhà in offset thi thoảng cũng không tránh được.

Vậy làm sao để tránh được những chuyện đó. Trong phân tích dưới tôi sẽ chia sẻ các vấn đề hay xảy ra và các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro khi in ấn nhé và việc căn chỉnh màu sắc trong in ấn offset nhé

Các yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc trong in offset:

Cùng là 1 bản thiết kế nhưng khi bạn in tại các cơ sở in ấn offset khác nhau thì màu sắc sẽ có độ lệch nhất định ~3-5%. Lý do vì sao ư? 4 điều dưới đây tôi sẽ trình bày: 

  • Máy in (mức độ ảnh hưởng 40%): Các máy in offset Việt Nam tại các xưởng in trên thị trường (trừ các máy in offset dùng in sách báo tạp chí cho các tạp chí hay bộ giáo dục) hầu hết là máy in cũ của Nhật có tuổi đời >10 năm nhập từ các nguồn khác nhau về nước.Do vậy sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng bản in. Áp lực của các con lô phải vừa đủ và ổn định để màu sắc ra được chuẩn xác. Ngược lại áp lực thừa hay thiết thì dĩ nhiên màu sắc sai lệch không kiểm soát được

  • Mực in (mức độ ảnh hưởng 15%): chắc vấn đề này mình không cần nói dài vì các bạn cũng hiểu mực càng tốt thì độ chính xác màu sắc càng cao.

 

  • Thợ in ( mức độ ảnh hưởng 40%): Người thợ in kinh nghiệm có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng bài in như: tăng giảm áp lực lô mực, căn chỉnh 4 màu CMYK cho khớp… có thể nói thợ in offset như là 1 nghệ sỹ với chiếc máy của mình vậy.

  • Các yếu tố khác (5%): Giấy in, thời tiết nhiệt độ, độ ổn định điện áp….

Giải pháp giảm rủi ro trong in ấn offset:

  • Cẩn thận không bao giờ là thừa: với các bài in lớn việc bạn cẩn thận không bao giờ là thừa. Trong các khâu bạn cần hết sức cẩn thận thà mệt 1 tẹo trôi bài in còn hơn đi làm lại vừa tốn kém vừa mất nhiều thời gian và mang sự bực tức trong người, quan trọng nhất bạn bị khách hàng đánh giá không chuyên nghiệp.
  • In test 2 bản: 1 bản duyệt màu với khách hàng và 1 bản cung cấp cho thợ in để thợ in bám theo. Và hãy nói với khách hàng việc in test sẽ chính xác >90% so với in offset
  • Máy in test nào có màu giống với in offset nhất: Trên thị trường in nhanh, in test hiện nay có 4 dòng máy in HP Indigo, Konica Minolta, Fuji Xerox và Ricoh mỗi dòng có 1 ưu điểm khác nhau tuy nhiên tôi hay chọn máy Fuji Xerox để canh màu khi in offset (tham khảo bài viết khi nào cần in offset, in laser in test, hoặc in phun)
  • Màu in khó nhất là màu nền bệt: Khi bạn in trên trang giấy chỉ có 1 màu tràn hết trang, bạn lưu ý phải chọn những máy in offset chất lượng cao đủ áp lực để màu được đều không bị những gợn li li làm giảm thẩm mỹ bản in
  • Nhớ lại điều đầu tiên “cẩn thận không bao giờ là thừa” nếu có thể bạn thiết kế hãy có mặt kiểm tra màu sắc bản in khi thợ in offset bắt đầu in đến bài in của bạn để việc căn chỉnh màu sắc in offset được chính xác tốt nhất. Vì những bản in đầu tiên in ra có vấn đề lúc đó việc bạn dừng in vẫn còn kịp thời để sửa chữa.
  • Màu sắc khi cán nilong sẽ có chút thay đổi so với khi chưa cán: cán mờ màu sẽ trầm hơn chút xíu còn cán bóng màu sẽ sáng hơn 1 chút xíu.
  • Tự tạo bảng màu: nếu bạn thường xuyên in ở 1 nhà in tốt nhất bạn nên thiết kế bảng màu pantone riêng của bạn với nhà in đó, và in tại máy in mà bạn hay in, đó coi như là 1 ngôn ngữ giao tiếp màu sắc thiết kế của bạn với máy in đó và các bản in sẽ đc in ra, giúp bạn nhận biết màu sắc được chính xác nhất.

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi về việc căn chỉnh màu sắc khi in ấn offset chia sẻ cùng các bạn. Nếu các bạn thấy đúng hoặc cần gì góp ý thêm hy vọng các bạn commnet bên dưới nhé. Chúc các bạn có những bản in thật đẹp!

Thứ Sáu, 19 Tháng 6 2020 / Published in cardvist

Hệ màu CMYK – Đặc điểm và ứng dụng của Hệ màu CMYK

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hệ màu CMYK là gì? Hệ màu CMYK khác với hệ màu RGB ra sao. Chúng có ứng dụng như thế nào trong thiết kế và in ấn. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Hệ 4 màu CMYK và những vấn đề xoay quanh nó nhé.

Sơ liệu về hệ màu CMYK

Nếu bạn đã là dân thiết kế thì hẳn những khái niệm này là những khái niệm rất cơ bản mà các bạn đã được học trong trường lớp. Bài viết này chủ yếu dành cho những người chưa biết về đồ họa. Khái niệm Hệ màu CMYK hay mô hình màu CMYK; chỉ xuất hiện khi ngành công nghiệp in ra đời. Chính vì vậy hệ 4 màu này có những đặc trưng cơ bản khác biệt. Đồng thời chúng cũng là 1 trong những hệ màu được biết đến rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Khác với màu hệ màu RGB đây là hệ màu hầu hết chúng ta đã được học trong trường phổ thông đó chính là ánh sáng được phát ra 1 vật thể.

Red = R = đỏ

Green = G = Xanh lá

Blue = B = Xanh dương

Tổng hợp của 3 màu RGB sẽ là màu trắng

Đặc điểm của hệ màu CMYK

Khác với hệ màu ánh sáng RGB. Trên lý thuyết có 3 màu cơ bản được sử dụng trong in ấn là CMY. Ba màu này bao gồm:

Màu Cyan: Là C có nghĩa là màu xanh lơ

Màu Magenta: Là M có nghĩa là màu hồng cánh sen.

Màu Yellow: Là Y có nghĩa là màu vàng.

Các sản phẩm in ấn thường được in trên chất liệu có màu trắng. Chính vì vậy không cần phải phối màu để tạo ra màu trắng. Trong khi đó màu CMY lại tạo ra được màu đen khi phối trộn ở tỉ lệ 1:1:1. Trong in ấn màu đen là 1 trong những màu hết sức quan trọng.

Hiện nay có 1 số vật liệu nền không phải màu trắng như decal trong hay giấy mỹ thuật màu đen để sử dụng in ấn trên vật liệu này thì phải sử dụng mực trắng W (white) tuy nhiên màu này ít sử dụng và chỉ được sử dụng in màu pha nên không có trong khái niệm màu CMYK

Chính vì màu đen vô cùng quan trọng, nên vấn đề nảy sinh ở đây là. Nếu như bạn cần in 1 sản phẩm bất kì việc phối 3 màu CMY để in ấn sẽ vô cùng tốn kém. Không chỉ có vậy các lỗi phát sinh trong quá trình phối màu cũng sảy ra thường xuyên.

Để giải quyết vấn đề về loại màu đặc biệt này, người ta đã đưa vào thêm hộp màu đen. Để phân biệt với màu B (Blue) của hệ RGB họ học đặt tên cho màu thứ tư này là K (Keyline). Và để cho máy in hiểu khi nào cần dùng loại mực nào. Thì chúng ta có Hệ màu CMYK trong thiết kế. Như vậy khi cần in màu đen máy in chỉ cần sử dụng mực của hộp màu Keyline. Việc đó giúp tiết kiệm mực cho 3 màu còn lại.

Ứng dụng của Hệ màu CMYK

Tất cả các loại sơn hay mực… liên quan đến màu sắc vật liệu đều sử dụng nguyên tắc cơ bản của hệ màu CMYK

Mực in của màu CMYK sẽ không được tươi như thể hiện trên máy tính. Màu sắc mực CMYK khi in ra tỉ lệ 100% sẽ đậm và nhìn trầm

Tăng độ tương phản.

Hệ màu CMYK sử dụng chủ yếu trong in ấn, và thiết kế in. Việc bổ sung thêm màu Keyline vào trong hệ màu có tác dụng để xử lý những vùng có độ tương phản cao. Điều này là vô cùng quan trọng đối với 1 sản phẩm in.

 

Trong ngành in chúng ta còn biết đến khái niệm TRAM. Đây là khái niệm tương đối mới với nhiều người. TRAM là 1 kĩ thuận in chấm điểm. Có nghĩa là 1 bức ảnh sẽ có vùng sáng vùng tối, đậm nhạt khác nhau. Thay vì việc phủ 1 lớp màu có độ dày mỏng khác nhau. Người ta sử dụng kĩ thuật in TRAM. Những vùng có điểm tram nhỏ sẽ có độ sáng hơn. Nhưng vùng tram tối sẽ có màu sắc tối hơn.

Tiết kiệm mực in

Như đã phân tích ở trên. Vệc bổ sung thêm màu Keyline trong Hệ màu CMYK giúp tiết kiệm mực in. Thay vì phải sử dụng đến 3 màu là CMY thì chỉ cần dùng 1 màu thay thế. Quá trình in ấn cũng diễn ra nhanh hơn, độ chính xác cao hơn.

Tăng độ chân thực.

Bạn có biết rằng. Hệ màu trong hiển thị là RGB. Việc thiết kế bằng hệ RGB trên máy tính, và việc in bằng CMY có sự chênh lệch rất lớn về màu sắc. Hệ màu CMYK ra đời được thống nhất trên cả phương diện thiết kế và in ấn. Việc đó giúp giải quyết bài toán về hiển thị và in. Người thiết kế cũng dễ dàng phân tích phối trộn tỉ lệ màu trực tiếp trên may tính. từ đó cho ra kết quả tốt nhất.

Giảm thiểu sai sót.

Những máy in thế hệ mới cho ra những sản phẩm có màu sắc đẹp, ấn tượng. Tuy nhiên với thế hệ máy cũ. Việc phối màu CMY để tạo ra màu đen thường xuyên sảy ra lỗi. Màu sắc thiết kế và in ấn chênh lệch nhiều. Với sự xuất hiệu của Hệ màu CMYK chúng giúp giải quyết những vấn đề nan giải đó.

Kết Luận về màu CMYK là gì?

Như vậy In Đông Dương vừa cùng các bạn tìm hiểu về Hệ màu CMYK là gì? Những nguyên nhân dẫn đến việc mô hình màu CMYK trở thành mô hình màu được ứng dụng rộng dãi nhất. Thông qua đó chúng ta cũng đã tìm hiểu về những ứng dụng của Hệ màu CMYK trong thực tiễn.

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về hệ màu CMYK. Nếu các bạn cảm thấy bài viết có ích hãy comment phía dưới nhé.

Thứ Năm, 18 Tháng 6 2020 / Published in cardvist

Giấy nhựa là gì? Giấy nhựa khác gì so với giấy thông thường? Và giấy nhựa khác gì so với các loại thẻ nhựa PVC?

Với công nghệ khoa học ngày nay càng ngày chúng ta lại càng có nhiều vật liệu mới được đưa vào sử dụng, các vật liệu mới với nhiều tính chất vật lý, hóa học, lý tính có khả năng vượt trội so với các vật liệu cũ, hôm nay chúng ta sẽ nói đến 1 vật liệu mới đó là giấy nhựa Synthetic. Giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về giấy nhựa In Đông Dương sẽ phân tích đặc tính và ứng dụng để khách hàng có thể tiếp cận vật liệu này 1 cách đúng đắn nhất nhé.

Giấy nhựa không bị thấm nước

  Giấy thông thường Giấy nhựa PVC Giấy nhựa Synthetic
Thành phần Từ hữu cơ. Thành phần là bột gỗ Từ dầu mỏ,  Từ dầu mỏ. 
Đặc tính vật lý

Chịu tác động vật lý kém xé bị rách. Bị thấm nước hỏng

Nhìn bằng mắt thường có thê nhận ra vật liệu giấy

Có độ dai xé khó rách, không bị thấm nước

Nhìn bằng mắt thường nhận ra vật liệu nhựa PVC

Có độ dai xé khó rách, không bị thấm nước

Nhìn bằng mắt thường giống hệt vật liệu giấy

Bám mực in Mực bám tốt trên các loại bề mặt giấy Khó bám mực, phải là 1 số loại mực đặc biệt mới có thể bám được Dễ bám mực. Có 2 loại giấy dành cho việc in ấn, giấy cho in offset và giấy cho in kỹ thuật số.
Giá thành Giá thành thấp Giá thành cao hơn so với giấy thông thường Giá thành cao 
Ứng dụng Rộng rãi trên thị trường Vật liệu sử dụng cho mục đích khác, không phải để thay thế vật liệu giấy Sử dụng với mục đích thay thế vật liệu giấy với nhiều tính năng vượt trội
Độ bền 10-20 năm >30 năm >30 năm
Màu sắc nhận biết nhiều màu sắc nhiều màu khác nhau trắng ngà

Nhìn vào bảng trên dựa trên các so sánh với các chất liệu giấy thông thường và giấy PVC thì ta nhận ra nhiều ưu điểm vượt trội của giấy nhựa Sythetic. Giấy nhựa Sythetic trông như giấy thông thường lại có bền cao hơn nhiều so với giấy thông thường xé khó rách và chịu được nước, kháng 1 số hóa chất nhất định và các môi trường khắc nhiệt khác mà vẫn đảm bảo được thẩm mỹ trong in ấn ứng dụng sản phẩm. Thực tế giấy nhựa Synthetic không sử dụng bột gỗ trong quá trình chế biến, sản phẩm được sản xuất 100% từ nguyên liệu là dầu mỏ.

Ta có thể thấy đây là loại vật liệu dùng để thay thế giấy thông thường do thừa hưởng những ưu điểm của giấy và PVC tuy nhiên lại khắc phục được các khiếm khuyết của 2 vật liệu đó. Ngay khi bạn chạm vào loại vật liệu này bạn sẽ cảm thấy thực sự khác biệt cảm giác độ mịn rất cao thực sự là vật liệu đẳng cấp. Mặc dù giá thành còn cao tuy nhiên đây sẽ là vật liệu tuyệt vời có thể thay thế giấy trong tương lai vì những đặc tính của nó mang lại.

Hiện nay ứng dụng chủ yếu giấy nhựa dành cho các sản phẩm cao cấp đòi hỏi tính mỹ thuật hay yêu cầu độ bền cao hơn như card visit, quyển menu, Tờ bìa catalogue, Lịch tết, bảng tên đeo tay bệnh nhân, hay các nhãn hiệu để ngoài trời. Giấy có đủ các định lượng khác nhau từ mỏng nhất 72 g/m2 đến loại dày nhất là 378 g/m2

Các loai giấy nhựa có trên thị trường hiện nay:

Giấy translucent plastic paper matte: đây là giấy nhựa trong mờ đem đến vẻ đẹp hiện đại, đặc sắc. Ứng dụng đa phần của nhựa trong mờ hướng đến các sản phẩm mang tính nghệ thuật cao

Giấy Gold metallic plastic paper: đây là giấy nhựa ánh nhũ vàng nhạt gây ấn tượng bởi sự trẻ trung , phá cách nhưng cũng không mất đi sự sang trọng tinh tế.

Giấy translucent plastic paper glossy : đây là giấy nhựa trong suốt chính là sản phẩm cho những tín đồ đang tìm kiếm sự khác biệt và không kém phần tinh tế. Name card nhựa trong suốt là lựa chọn của rất nhiều khách hàng hiện nay

Giấy silver metallic plastic paper đây là Giấy nhựa ánh nhũ bạc đem đến sự nổi bật và sang trọng cho sản phẩm của bạn. Định lượng giấy ánh nhũ bạc là 170gsm được ứng dụng nhiều cho in ấn photo book, phiếu thông tin hàng hóa cho các sản phẩm cao cấp.

Giấy yellow metallic plastic paper: đây là giấy nhựa ánh nhũ vàng đậm mang lại sự khác biệt nổi bật và duy nhất.

Qua bài viết trên hy vọng các bạn để hiểu được rõ hơn về giấy nhựa và các đặc điểm của loại vật liệu giấy nhựa synthetic này.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

 

 

TOP
Contact Me on Zalo
Call Now Button