Khi nào cần in offset, in phun và in nhanh (in test, in laser)
Đối với 1 khách hàng bất kỳ khi đi đặt in thường không chú ý đến đến công nghệ in như thế nào ra sao, với bản in của mình cần in offset, in phun hay in laser, thường khách hàng chỉ cần biết sản phẩm cuối cùng chất lượng và giá thành.
Tuy nhiên bạn là khách hàng đi đặt in bạn có thể đến của hàng in phun để đặt 200 bản in A3 chẳng hạn hay đến nhà máy in offset để in 500 tờ rơi các đơn vị đó vẫn có in cho bạn tuy nhiên thời gian để hoàn thành bản in của bạn có thể mất đến 5 ngày hoặc giá thành bản in của bạn sẽ rất cao. Vậy tại sao bạn không đến đúng cơ sở phù hợp với yêu cầu của bạn để thời gian in đc rút ngắn mà giá thành lại thấp hơn. Vâng để hiểu được điều này In Đông Dương sẽ cùng phân tích với các bạn về kỹ thuật in, vì bất kỳ kỹ thuật in nào đều có những ưu nhược cả, và khi bạn biết được bạn sẽ có sự lựa chọn trở nên đúng đắn nhé.
1. In Offset: in offset là công nghệ in có từ lâu đời (cách tính báo giá in offset)
Ưu điểm: Giá thành rẻ nhất, tốc độ in lớn >80 bản/ phút, dành cho các bản in có số lượng lớn >1000 bản.
Nhược điểm: Cần nhiều thời gian chuẩn bị cho việc in ấn, màu sắc không được chính xác khi thợ in và người thiết kế chưa nhiều kinh nghiệm. Kích thước bản in giới hạn ở khổ giấy 79×109 cm. Số lượng bản in yêu cầu phải lớn thông thường > 1.000 bản
Ứng dụng: In offset dùng rất nhiều trong đời sống hàng ngày như in hộp giấy, in túi giấy, in tờ rơi, in hóa đơn, in catalogue,
2. In Laser: sử dụng công nghệ đầu phun chiều bằng tia laser, mực là các hạt mực khô
Ưu điểm: Không mất nhiều thời gian chuẩn bị cho việc in ấn, có thể in ngay và lấy được luôn, tốc độ bản in tương đối cao > 60 bản/ phút, người thiết kế có thể căn màu trên các máy in dễ hơn với offset, màu sắc ra tương đối chính xác, màu in có độ bóng. Bản in Laser có thể dùng làm bản in mẫu cho các thợ in offset để căn màu bám theo tuy nhiên chỉ đạt 90% độ chính xác. Mực in laser bắt mực trên bề mặt các loại giấy có thành phần nhựa tốt hơn in offset và in phun
Nhược điểm: Các máy in laser ở Việt Nam chỉ in được khổ to nhất là 32×43 cm. Hoặc các khổ dài kích thước rộng 26 cm. Giá thành bản in cao là 1 trở ngại đối với mỗi bản in laser. Màu in trên nền bệt (nền 1 màu rộng khắp tờ giấy) chưa thực sự hoàn hỏa sẽ để lại những vết gợn nhất định, máy in càng cao cấp vết gợn càng ít.
Ứng dụng: Thường hay sử dụng in tờ rơi, in card visit, in tem vỡ, tem bảo hành… với số lượng ít <500 bản in mỗi lần
3. In Phun: cũng sử dụng đầu phun cơ học di chuyển khắp tờ giấy để in, mực in là mực nước
Ưu điểm: có thể in trên những khổ giấy có kích thước lớn >A0 (84x119cm) hoặc những cuộn giấy có kích thước chiều rộng đến 3m. Do mực nước nên các chi tiết in trên bề mặt giấy sẽ mịn hơn in laser. Chi phí in ấn cũng thấp hơn so với in laser
Nhược điểm: Tốc độ in rất chậm do đầu phun phải di chuyển khắp bề mặt giấy để phun mực với bản in A4 để chế độ in nét cao phải mất >1,5 phút để hoàn thiện 1 bản in. Không in được trên các loại giấy có thành phần nhựa.
Ứng dụng: thường dùng để in các sản phẩm có kích thước lớn nên in poster, in decal, in áp phích...
Trong bài viết trên có 1 điểm mà tôi muốn nhắc đó là ngoài công nghệ in thì mực in sử dụng mà tôi nói là loại mực phổ thông sử dụng cho mỗi loại máy. Với mỗi loại máy có thể thay mực đèn sấy để nâng cao tính bám mực khác nhau.
Qua bài viết trên hy vọng với mỗi bạn đi đặt in sẽ hiểu được với nhu cầu sản phẩm của mình mà lựa chọn được phương án in tối ưu nhất, bạn cần in offset hay in laser hay in phun. Và đừng quên khi cần in ấn hãy đến với chúng tôi In Đông Dương để được tư vấn nhiệt tình nhất
Hotline: 0943.12.16.18