Giới thiệu về nghành công nghiệp In ấn
Giới thiệu đôi điều về nghành công nghiệp in ấn
Nghành công nghiệp in ấn là một ngành có nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội hiện nay rất cao. Tuy vậy đội ngũ kỹ sư được đào tạo lành nghề, chuyên môn cao vẫn rất thiếu.
Theo Tiến sĩ Ngô Anh Tuấn, Trưởng khoa In và Truyền thông, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, thì ngành CNI là một trong những ngành phát triển nhanh nhất hiện nay, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm trên 15%.
Nhu cầu ngành công nghệ in ấn rất cao
Theo thống kê chưa đầy đủ của của Hiệp hội In Việt Nam, cả nước hiện có gần 1.400 doanh nghiệp in lớn nhỏ và trên 6.000 cơ sở in tư nhân với khoảng 60.000 lao động. Tính trung bình, mỗi năm nước ta cần trên 2.000 lao động trong ngành In để thay thế cho những người đến tuổi về hưu và chuyển đổi công tác. Đó là chưa kể đến số lượng các doanh nghiệp phát triển theo.
Cùng với đó các hệ thống máy móc tiên tiến của các hãng ra đời để đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Các dòng máy mitshu, kodak, HP…. Có nhiều cải tiến về công nghệ giúp việc in ấn trở nên đơn giản, nhanh chóng chất lượng hơn rất nhiều.
Các công nghệ in hiện nay:
– In UV
– In Offset
– In kỹ thuật số
– In lưới (công nghệ in đã có lâu đời tuy nhiên tốc độ không cao giá thành cao)
– In Phun
Các nhu cầu in hiện nay phục vụ hầu hết các sản phẩm: In Cardvisit, name card, phong bì, hóa đơn, túi giấy, catalogue, bằng khen, chứng chỉ, tem bảo hành…Chúng ta có thể thấy việc in ấn là nhu cầu cấp thiết của xã hội hiện nay. Nó xuất hiện ở hầu hết các sản phẩm trên thị trường.
Trong khi đó, cả nước chỉ có 6 ĐH, CĐ đào tạo nhóm ngành này, gồm: ngành Công nghệ – Thiết bị trường học, CNI, Kỹ thuật In, và Công nghệ – Thiết bị trường học hệ ngoài sư phạm.
Theo ghi nhận của các ĐH, CĐ có đào tạo ngành này, lương trung bình của kỹ sư mới ra trường từ 3 đến 5 triệu đồng, cán bộ có tay nghề khoảng 10 – 15 triệu đồng một tháng.
Nhân lực đào tạo nghề công nghệ in còn quá ít
Tiến sĩ Anh Tuấn nhìn nhận, mặc dù được xem là đơn vị đào tạo hàng đầu của cả nước về ngành In nhưng số kỹ sư tốt nghiệp hàng năm của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM còn quá ít.
Trong 5 năm gần đây, 100% sinh viên Khoa in và Truyền thông của trường được “đặt hàng” trước khi ra trường. Riêng thị trường TP HCM trung bình mỗi năm 300 lao động nhưng khả năng của trường này chỉ đáp ứng được khoảng 100 nên việc tìm kiếm nguồn nhân lực ngày càng gay gắt. Chính vì thế, các doanh nghiệp in ấn phải trông chờ vào khoảng 1.000 công nhân tốt nghiệp từ các trường trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng công nghiệp In Hà Nội và Trung cấp nghề In TP HCM.
Hệ thống máy in tự động
Những kỹ sư ngành In tương lai rất ‘rộng cửa’ việc làm. “Rõ ràng là lượng nhân lực đào tạo ra hiện nay là quá ít và có nâng công suất đào tạo lên gấp đôi cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu của xã hội”, Tiến sĩ Anh Tuấn cho biết.
In tem vỡ tem bảo hành ở đâu?
Theo nhiều doanh nghiệp in ấn, chất lượng đào tạo hiện nay cũng chưa bắt kịp với trình độ kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Ngay bản thân các ĐH, CĐ, TCCN cũng nhìn nhận chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, thiếu cơ sở vật chất thiết bị, phương tiện thực hành. Do đó, sau khi ra trường các kỹ sư, công nhân in tiếp cận với doanh nghiệp còn khó khăn.
Đầu vào tuyển sinh công nghệ in
Thực tế hiện nay, nhiều phụ huynh, học sinh chưa hiểu rõ đặc thù của ngành in, cho đó là nghề cực nhọc. Theo chương trình đào tạo của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM và ĐH Bách khoa Hà Nội, một kỹ sư CNI có thể làm có thể làm ở rất nhiều vị trí và ở nhiều loại hình doanh nghiệp. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành in ấn đã sang thời đại của kỹ thuật số. Cùng với đó, việc làm ngành này cũng mở rộng sang nhiều ngành liên quan như truyền thông quảng cáo, thiết kế mỹ thuật, đồ họa…
Hiện, cả nước có 6 trường đào tạo ngành CNI, gồm: CĐ Sư phạm Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Nam Định; CĐ Công nghiệp In; ĐH Bách khoa Hà Nội; và ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM.