Cách tính báo giá in offset

/ / bài viết, báo giá, kinh nghiệm

Wow hôm nay In Đông Dương sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu 1 chủ để khá thú vị đối với mỗi người đi đặt in ấn. Đó là cách tính báo giá in ấn, in offset.

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều luôn có 1 vài thắc mắc khi đặt in như: “sao in ít thì chi phí cao vậy, còn in nhiều rẻ hẳn đi”, “từ một máy in in ra in bao nhiêu thì dừng lại tại sao chi phí in nhiều lại rẻ hơn vậy…” “làm thế nào để tôi có thể tính được báo giá in offset” và vô số những thắc mắc về chuyện in ấn nữa. Tuy nhiên hôm nay In Đông Dương sẽ bật mí cho các bạn biết những cách tính báo giá in offset để các bạn phần nào hiểu được nhé. Đầu tiên các bạn sẽ phải hiểu chút ít về công nghệ in offset.

Báo giá in Offset

Công nghệ in offset là gì mời bạn tìm hiểu bài viết. Như vậy với công nghệ in offset dù bạn làm ít hay làm nhiều 1 trong những chi phí cố định bạn phải chịu đó là:

  1. Bản kẽm. Mỗi lần in cho một nội dung là cần tối thiểu 1 bộ kẽm bao gồm 4 màu khác nhau để hình thành bài in của bạn, có những bài in chúng tôi sử dụng đến >30 bộ kẽm, trừ những bài in 1 màu thì chỉ cần in 1 kẽm và thường chỉ dùng 1 lần. Khổ kẽm in to nhất là khổ 79×109 cm còn khổ nhỏ nhất là 26×36 cm. Kích thước khổ kẽm cũng ảnh hưởng nhiều đến giá thành kẽm
  2. Giấy bù hao: Đây là số tờ giấy để in thử trong khi thợ in căn chỉnh màu. Thông thường sau khi lên kẽm bản in xuất ra không bao giờ khớp màu, 1 vị trí cần từ 2-4 màu chồng vào nhau chính xác (CMYK) để tạo ra 1 màu nhưng chưa chuẩn khớp nên xảy ra hiện tượng bị nháy mực, xung quanh hỉnh ảnh bị loang 1 trong 4 màu CMYK. Do vậy đòi hỏi người thợ in phải in nháp rồi chỉnh khớp trên máy để các vị trí bản kẽm vào khớp. Thông thường chỉ lệch chưa tới 1mm nhưng để dừng máy offset chạy và chỉnh cũng phải mất hơn 10 bản in từ khi bấm nút dừng. Do vậy tay nghề thợ in càng cao thì số lượng bù hao càng ít. Tuy nhiên số lượng bù hao này cho mỗi mặt in thông thường cho phép 100 bản, chưa cộng số lượng bù hao nếu in 2 mặt.
  3. 1000 lượt in đầu tiên: Bạn biết không thời gian để lắp bản kẽm và căn chỉnh mực đối với thợ lành nghề mất tối thiểu 10p, và mỗi lần in xong cần phải tháo bỏ vệ sinh máy cũng cần khoảng 10p nữa, như vậy chưa tính thời gian in thì mỗi bài in cần đến khoảng 20p, tốc độ máy in offset đạt 80 – 120 bản in/ phút, như vậy 1000 lượt in đầu tiên của bạn mất chưa đầy 13 phút. Do vậy các nhà in thống nhất chi phí cho 1000 lượt in đầu tiên là chi phí tối thiểu dù bạn có in 200 hay 500 lượt thì bạn vẫn phải chịu chi phí này
  4. Khuôn bế: Nếu sản phẩm in của bạn cần các nếp gấp hay rãnh xé, có hình thù uốn lượn… thì bài in của bạn tiếp tục có riêng 1 bộ khuôn, gọi là bộ khuôn bế, sản phẩm vỏ hộp giấy sử dụng nhiều khuôn nhất, có những loại vỏ hộp giấy cần đến hơn 4 bộ khuôn, do đó các sản phẩm liên quan đến vỏ hộp giấy dày có giá thành cao. Mỗi bộ khuôn khi lên máy bế thì lại mất khoảng 5-20 tờ giấy để chỉnh. Tuy nhiên bộ khuôn bế này có thể dùng nhiều lần về sau.
  5. Các chi phí khác nếu sử dụng:
  • Cán màng: Màng nilon được cán bằng nhiệt độ, chi phí cán màng nilong được tính theo m2 tuy nhiên nếu số lượng màng cán ít quá và để vận hành 1 lô nhiệt cán màng bạn cũng phải chịu chi phí đó. Thông thường chi phí bằng 50m2 cán màng
  • Xe vận chuyển và các chi phí khác: Bạn biết không chẳng có xưởng in nào trong kho đủ giấy cho tất cả các khách hàng sử dụng cả mỗi lần in họ đều phải gọi giấy từ các kho giấy chở đến và chẳng có chuyện ship miễn phí cho khách hàng đâu, vì nhà in cũng phải trả phí cho người đi ship, cùng 1 chuyến bạn chở nhiều sẽ rẻ đi còn bạn chở ít chi phí vẫn vậy, bạn nhớ nhé.

Qua bài viết này In Đông Dương hy vọng các bạn đã hiểu phẩn nào về cách tính báo giá In Offset. Hy vọng mỗi khách hàng đến với In Đông Dương là đối tác lâu dài và In Đông Dương là người bạn tin của của Quý khách.

TOP
Contact Me on Zalo
Call Now Button